Học sinh, sinh viên khi phát hiện hành vi bạo lực học đường thì có trách nhiệm báo cáo với ai trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Học sinh, sinh viên khi phát hiện hành vi bạo lực học đường thì có trách nhiệm báo cáo với ai trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Khi xảy ra bạo lực lực học đường trong cơ sở giáo dục do mình quản lý thì Lãnh đạo phải chịu trách nhiệm không?
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có phải là cơ quan trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các quy định về phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn không?
Học sinh, sinh viên khi phát hiện hành vi bạo lực học đường thì có trách nhiệm báo cáo với ai trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Khi phát hiện hành vi bạo lực thì học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục thì cần báo cáo với ai được quy định tại Điều 13 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Tích cực, tự giác, trách nhiệm học tập, nâng cao trình độ, nhận thức về xây dựng và bảo vệ môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, tham gia tích cực các hoạt động phòng ngừa, trợ giúp khi có bạo lực học đường xảy ra trong nhà trường.
2. Chủ động phát hiện, báo cáo kịp thời với cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp về các trường hợp, hành vi xâm hại, bạo lực hoặc vi phạm pháp luật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về thì học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần có những trách nhiệm như sau:
- Tích cực, tự giác, trách nhiệm trong việc học tập, nâng cao trình độ, nhận thức về hành vi bạo lực học đường;
- Tham gia các học động để phòng ngừa hành vi bạo lực học đường;
- Trợ giúp khi phát hiện hành vi bạo lực học đường trong nhà trường;
- Chủ động phát hiện, báo cáo kịp thời với cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghệp về các trường hợp bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì học sinh, sinh viên khi phát hiện hành vi bạo lực học đường cần báo cáo với các cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục.
Học sinh, sinh viên khi phát hiện hành vi bạo lực học đường thì có trách nhiệm báo cáo với ai trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp? (Hình từ internet)
Khi xảy ra bạo lực lực học đường trong cơ sở giáo dục do mình quản lý thì Lãnh đạo phải chịu trách nhiệm không?
Trách nhiệm của Lãnh đạo cơ sở giáo dục khi xảy ra bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục của mình được quy định tại Điều 12 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường của đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư này đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
2. Tổ chức tuyên truyền về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử của đơn vị theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 3 và Điều 4 Thông tư này.
4. Tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các hoạt động chung của đơn vị theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
5. Báo cáo việc thực hiện Thông tư này trong nội dung báo cáo tổng kết hoạt động của đơn vị hàng năm gửi cơ quan quản lý cấp trên; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
6. Lãnh đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra các vụ bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do mình quản lý.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chỉ khi lãnh đạo thiếu trách nhiệm để xảy ra những hành vi bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong cơ sở giáo dục của mình quản lý thì mới phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có phải là cơ quan trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các quy định về phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn không?
Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương bình và xã hội trong việc chỉ đạo thực hiện các quy định về phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn được quy định tại Điều 11 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
....
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Sở Lao động -Thương binh và Xã hội chỉ có trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Không phải là cơ quan trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các quy định về phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?