Học sinh điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông, nhà trường có phải chịu trách nhiệm bồi thường hay không?

Trong thời gian học tập tại trường, một vài học sinh trốn học đi chơi và gây tai nạn giao thông thì người chịu trách nhiệm bồi thường là ai? Nhà trường có nghĩa vụ gì đối với thiệt hại mà nhóm học sinh này gây ra hay không? Xin được hỏi.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây tai nạn giao thông đường bộ

Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường;

- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác;

- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Theo quy định trên, việc học sinh gây tai nạn giao thông đường bộ do lỗi của học sinh đó thì phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường khi học sinh gây tai nạn giao thông

Trách nhiệm bồi thường của nhà trường khi học sinh gây tai nạn giao thông

Tuổi chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông đường bộ

Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

“Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”

Theo đó, tùy vào độ tuổi của học sinh này mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi học sinh đó gây thiệt hại sẽ phát sinh cho ai.

- Học sinh từ đủ 18 tuổi trở lên thì tự bồi thường;

- Học sinh chưa đủ 15 tuổi thì cha mẹ bồi thường toàn bộ thiệt hại;

- Học sinh chưa đủ 18 tuổi có người giám hộ thì ngời giám hộ được dùng tài sản của mình để bồi thường. Nếu chứng minh được người giám hộ không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số trường hợp mà những người nêu trên không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với hành vi gây thiệt hại của học sinh.

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp học sinh gây tai nạn giao thông

Theo quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 đối với học sinh gây thiệt hại trong thời gian trường học trực tiếp quản lý như sau:

“Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý
1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.”

Căn cứ vào quy định trên, việc trường học có nghĩa vụ bồi thường đối với học sinh gây thiệt hại phải đảm bảo một số yêu cầu sau;

- Học sinh là người chưa đủ 15 tuổi;

- Việc gây thiệt hại của học sinh diễn ra trong thời gian trường học trực tiếp quản lý học sinh đó.

Tuy nhiên, trong trường hợp trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người dưới 15 tuổi phải bồi thường.

Bồi thường thiệt hại
Tai nạn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Để xe ở tầng hầm chung cư nhưng bị mất thì Ban Quản lý tòa nhà có nghĩa vụ phải bồi thường hay không?
Pháp luật
Xe hỏng do ngập hầm chung cư, chủ xe có được bồi thường thiệt hại? Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường?
Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông mới nhất? Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ?
Pháp luật
Xảy ra tai nạn giao thông khi đi đón Giao thừa Tết Dương lịch thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
Pháp luật
Có được thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại cố định khi giao kết hợp đồng thương mại hay không?
Pháp luật
Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
Pháp luật
Thống kê thông tin về người đi bộ thực hiện như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông có phải do người đi bộ không?
Pháp luật
Hướng dẫn quy trình khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ từ 01 01 2025 theo Thông tư 72 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi thường thiệt hại
1,665 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi thường thiệt hại Tai nạn giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi thường thiệt hại Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào