Học sinh được nghỉ vào ngày tết trung thu không? Học sinh trung học sẽ ở lại lớp nếu nghỉ học bao nhiêu buổi trong một năm học?
Học sinh có được nghỉ học vào ngày tết trung thu hay không?
Tết Trung thu hay còn có các tên gọi khác là Tết Thiếu nhi, Tết trông Trăng hay Tết Đoàn viên. Tết Trung thu được tổ chức hằng năm vào ngày 15/08 (Rằm tháng 8) âm lịch. Trung thu năm 2023 rơi vào thứ ba, ngày 17/09/2024 dương lịch.
Hiện không có quy định về ngày nghỉ lễ, tết của học sinh nhưng giáo viên là viên chức, người lao động chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động nên dựa theo quy định của tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định lịch nghỉ lễ, tết của người lao động hhư sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, tết trung thu không thuộc các trường hợp người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Bên cạnh đó hiện tại cũng chưa có quy định nào về việc nghỉ học đối với học sinh vào dịp tết trung thu cho nên học sinh vẫn phải đi học đầy đủ vào ngày tết trung thu (thứ ba, ngày 17/09/2024 dương lịch) nếu có lịch học.
Học sinh trung học có được nghỉ học vào ngày tết trung thu hay không? Học sinh trung học sẽ ở lại lớp nếu nghỉ học bao nhiêu buổi trong một năm học? (Hình từ Internet)
Học sinh trung học hạnh kiểm trung bình có được lên lớp hay không?
Điều kiện xét lên lớp đối với học sinh trung học quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT như sau:
Lên lớp hoặc không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
2. Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
b) Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.
...
Theo đó, học sinh có hạnh kiểm từ trung bình trở lên là một trong những điều kiện được xét lên lớp.
Ngoài ra, để được xét lên lớp, học sinh trung học còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Học lực từ trung bình trở lên;
- Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
Học sinh trung học sẽ ở lại lớp nếu nghỉ học bao nhiêu buổi trong một năm học?
Điều kiện xét lên lớp đối với học sinh trung học được quy định tại Điều 15 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT như sau:
Lên lớp hoặc không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
2. Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
b) Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.
3. Xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật
Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh khuyết tật để xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp.
Theo đó, học sinh trung học nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại) có thể ở lại lớp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?