Hoạt động vận chuyển xăng dầu trên đất liền bằng đường ống có phải đánh giá định lượng rủi ro không?
Vận chuyển xăng dầu trên đất liền bằng đường ống gồm những hoạt động gì?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định về các hoạt động vận chuyển dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu trên đất liền bằng đường ống như sau:
Các hoạt động vận chuyển dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu trên đất liền bằng đường ống
Các hoạt động vận chuyển dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu trên đất liền, bao gồm:
1. Hoạt động của hệ thống đường ống và các thiết bị đi kèm để vận chuyển dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu từ điểm tiếp bờ (đối với dự án khai thác dầu, khí ngoài khơi) đến nơi tồn chứa, tiêu thụ;
2. Hoạt động của hệ thống đường ống và các thiết bị đi kèm để vận chuyển dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu từ các công trình khai thác hoặc từ điểm thu gom, xử lý, chế biến (đối với dự án trên đất liền) đến nơi tồn chứa, tiêu thụ.
Theo đó, các hoạt động vận chuyển xăng dầu trên đất liền bằng đường ống gồm:
- Hoạt động của hệ thống đường ống và các thiết bị đi kèm để vận chuyển xăng dầu từ điểm tiếp bờ đến nơi tồn chứa, tiêu thụ;
- Hoạt động của hệ thống đường ống và các thiết bị đi kèm để vận chuyển xăng dầu từ các công trình khai thác hoặc từ điểm thu gom, xử lý, chế biến (đối với dự án trên đất liền) đến nơi tồn chứa, tiêu thụ.
Hoạt động vận chuyển xăng dầu trên đất liền bằng đường ống (Hình từ Internet)
Hoạt động vận chuyển xăng dầu trên đất liền bằng đường ống có phải đánh giá định lượng rủi ro không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định về đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động xăng dầu như sau:
Quy định về đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động xăng dầu
Các hoạt động xăng dầu phải đánh giá định lượng rủi ro, bao gồm:
1. Hoạt động vận chuyển xăng dầu bằng đường ống theo áp suất vận hành tối đa cho phép:
a) Đường ống vận chuyển cấp 1: Áp suất bằng hoặc lớn hơn 60 bar;
b) Đường ống vận chuyển cấp 2: Áp suất từ 19 bar đến nhỏ hơn 60 bar.
2. Hoạt động pha chế xăng dầu.
3. Hoạt động tồn chứa xăng dầu tại các kho
Kho chứa xăng dầu có dung tích bằng hoặc lớn hơn 50.000 m3 (Kho cấp 1 và cấp 2).
4. Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải các công trình xăng dầu được quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này.
Theo khoản 4 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT giải thích thì Đánh giá định lượng rủi ro là việc phân tích, tính toán tần suất và hậu quả của sự cố dựa trên các phương pháp, dữ liệu đã được công bố và thừa nhận rộng rãi trên thế giới.
Theo quy định trên, hoạt động vận chuyển xăng dầu bằng đường ống phải đánh giá định lượng rủi ro theo áp suất vận hành tối đa cho phép:
- Đường ống vận chuyển cấp 1: Áp suất bằng hoặc lớn hơn 60 bar;
- Đường ống vận chuyển cấp 2: Áp suất từ 19 bar đến nhỏ hơn 60 bar.
Mức rủi ro chấp nhận được cho hoạt động vận chuyển xăng dầu trên đất liền bằng đường ống như thế nào?
Mức rủi ro chấp nhận được là mức độ rủi ro cho phép đối với con người theo khoản 5 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT giải thích.
Căn cứ theo Điều 22 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định về mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động xuất, nhập, tồn chứa dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu tại các trạm, kho cảng, nơi tồn chứa như sau:
Quy định về mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động xuất, nhập, tồn chứa dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu tại các trạm, kho cảng, nơi tồn chứa.
1. Đối với người thuộc Nhóm I
a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-03;
b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.
2. Đối với người thuộc Nhóm III
a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 5.00E-05;
b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.
Theo đó, mức rủi ro chấp nhận được cho hoạt động vận chuyển xăng dầu trên đất liền bằng đường ống đối với người thuộc Nhóm I v à nhóm III được quy định cụ thể trên.
Trong đó, theo khoản 7, khoản 8 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định:
Người thuộc Nhóm I: Là những người làm việc thường xuyên tại công trình.
…
Người thuộc Nhóm III: Là những người không làm việc tại công trình nhưng có mặt xung quanh công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?