Hoạt động truyền máu được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Việc giám sát nguy cơ trong hoạt động truyền máu gồm những nội dung nào?
Hoạt động truyền máu được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định về nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu như sau:
Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu
1. Vì mục đích nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận.
2. Bảo đảm tự nguyện đối với người hiến máu; không ép buộc người khác hiến máu, thành phần máu.
3. Chỉ sử dụng máu và các chế phẩm máu phục vụ chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học.
4. Giữ bí mật các thông tin có liên quan đến người hiến máu, người nhận máu và chế phẩm máu.
5. Bảo đảm an toàn cho người hiến máu, người bệnh được truyền máu, chế phẩm máu và nhân viên y tế có liên quan.
6. Thực hiện truyền máu hợp lý đối với người bệnh.
Theo đó, hoạt động truyền máu được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc bảo đảm tự nguyện đối với người hiến máu; không ép buộc người khác hiến máu, thành phần máu.
Hoạt động truyền máu (Hình từ Internet)
Việc giám sát nguy cơ trong hoạt động truyền máu gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 57 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định về nội dung giám sát nguy cơ trong truyền máu như sau:
Nội dung giám sát nguy cơ trong truyền máu
Giám sát nguy cơ trong truyền máu là hoạt động nhằm đề phòng, phát hiện, cảnh báo, lưu giữ, phân tích, báo cáo các nguy cơ gây mất an toàn truyền máu, bao gồm:
1. Thông tin về người hiến máu.
2. Thông tin về quy trình, nhân lực, sinh phẩm, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao để thực hiện các hoạt động tiếp nhận, sàng lọc, điều chế, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, chỉ định, sử dụng máu trong lâm sàng.
3. Thông tin về kết quả và các bất thường trong hoạt động truyền máu.
4. Các thông tin về tai biến xảy ra ở người bệnh được truyền máu.
5. Các thông tin khác về các nguy cơ, bất thường cho cộng đồng dân cư, xã hội có liên quan đến hoạt động truyền máu.
Theo đó, việc giám sát nguy cơ trong hoạt động truyền máu gồm những nội dung được quy định tại Điều 57 nêu trên.
Trong đó có thông tin về người hiến máu; các thông tin về tai biến xảy ra ở người bệnh được truyền máu.
Việc báo cáo nguy cơ trong hoạt động truyền máu được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 58 Thông tư 26/2013/TT- BYT về quản lý, giám sát, báo cáo nguy cơ trong truyền máu như sau:
Quản lý, giám sát, báo cáo nguy cơ trong truyền máu
1. Mọi bất thường xảy ra trong hoạt động truyền máu phải được phát hiện, kiểm tra, xử lý, tổng hợp và báo cáo theo định kỳ 6 tháng/lần.
2. Khi xảy ra các bất thường có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn cho người bệnh hoặc vượt quá khả năng xử lý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Khoa, phòng phát hiện phải báo cáo lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 giờ, kể từ khi phát hiện;
b) Trong thời gian 24 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo, lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên và cơ sở truyền máu có liên quan.
3. Khuyến khích báo cáo các nguy cơ, bất thường có liên quan đến người hiến máu, người bệnh nhận máu, nhân viên y tế thực hiện công việc và những người khác có liên quan đến hoạt động truyền máu:
a) Các báo cáo thực hiện theo quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm Thông tư này;
b) Các báo cáo này được gửi đến Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
4. Định kỳ hằng năm, các cơ sở có hoạt động truyền máu phải thực hiện việc tổng hợp, phân tích, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế các bất thường trong truyền máu và báo cáo theo quy định tại Điều 62 Thông tư này.
5. Căn cứ báo cáo theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương thực hiện việc tổng hợp, phân tích, đề xuất các giải pháp, tham mưu cho Bộ Y tế về các biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế, phòng ngừa các nguy cơ trong truyền máu.
Như vậy, mọi bất thường xảy ra trong hoạt động truyền máu phải được phát hiện, kiểm tra, xử lý, tổng hợp và báo cáo theo định kỳ 6 tháng/lần.
Và định kỳ hằng năm, các cơ sở có hoạt động truyền máu phải thực hiện việc tổng hợp, phân tích, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế các bất thường trong truyền máu và báo cáo theo quy định.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lực tiếp xúc là gì? Lực không tiếp xúc là gì? Nêu được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc là yêu cầu đối với học sinh lớp mấy?
- Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản được thực hiện lựa chọn như thế nào? Kế hoạch tổ chức đấu giá bao gồm những nội dung gì?
- Theo Nghị định 45 Giám đốc sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do ai bổ nhiệm? Giám đốc sở được quyền bổ nhiệm đối với các chức danh nào?
- Tài sản truyền tải điện gồm những gì? Tiết kiệm điện trong truyền tải điện được quy định như thế nào?
- Mẫu giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư công mới nhất hiện nay là mẫu nào quy định tại Nghị định 99?