Hiến máu tình nguyện bị ngất xỉu có phải là tai biến không mong muốn xảy ra ở người hiến máu theo quy định pháp luật?
- Hiến máu tình nguyện bị ngất xỉu có phải là tai biến không mong muốn xảy ra ở người hiến máu theo quy định pháp luật hay không?
- Khi hiến máu tình nguyện người hiến máu có quyền được cung cấp thông tin về các tai biến có thể xảy ra hay không?
- Việc xử lý trong trường hợp người hiến máu ngất xỉu do gặp phải tai biến không mong muốn được quy định ra sao?
Hiến máu tình nguyện bị ngất xỉu có phải là tai biến không mong muốn xảy ra ở người hiến máu theo quy định pháp luật hay không?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Phụ lục 4 Hướng dẫn chăm sóc, điều trị người hiến máu có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu được ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT thì khi hiến máu tình nguyện người hiến máu có thế gặp phải các tai biến không mong muốn có thể xảy ra gồm:
(1) Tai biến do tổn thương khu trú:
- Tổn thương mạch máu: tụ máu, chọc vào động mạch, viêm tắc mạch máu, phình động mạch, rò động tĩnh mạch;
- Tổn thương thần kinh: Tổn thương dây thần kinh ngoại vi;
- Tổn thương khác: tổn thương gân-cơ, nhiễm trùng tại chỗ.
(3) Tai biến ảnh hưởng toàn thân:
- Ngất do phản ứng cường phó giao cảm;
- Tai nạn có liên quan đến ngất do phản ứng cường phó giao cảm.
(4) Các tai biến ngẫu nhiên trùng hợp: Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, hysteria.
(5) Các tai biến liên quan đến gạn tách thành phần máu:
- Ngộ độc xitrat;
- Dị ứng, phản vệ;
- Tan máu cấp;
- Tắc mạch khí.
Như vậy, người hiến máu tình nguyện bị ngất xỉu cũng có thể thuộc dạng tai biến ảnh hưởng toàn thân xảy ra ở người hiến máu do phản ứng cường phó giao cảm hoặc do tai nạn có liên quan đến ngất do phản ứng cường phó giao cảm.
Hiến máu tình nguyện bị ngất xỉu có phải là tai biến không mong muốn xảy ra ở người hiến máu hay không? (Hình từ Internet)
Khi hiến máu tình nguyện người hiến máu có quyền được cung cấp thông tin về các tai biến có thể xảy ra hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định về quyền lợi của người hiến máu như sau:
Quyền lợi của người hiến máu
1. Được cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý do nhiễm các vi rút viêm gan, HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu khác.
2. Được giải thích về quy trình lấy máu, các tai biến không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu.
3. Được bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm; được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khoẻ, hiến máu; được hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ; được tư vấn về kết quả xét nghiệm bất thường theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư này.
4. Được chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Được hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu. Kinh phí để hỗ trợ chăm sóc điều trị người hiến máu theo quy định tại Khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần, vật chất của người hiến máu theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi hiến máu tình nguyện người hiến máu có quyền được cung cấp thông tin và giải thích về các tai biến có thể xảy ra khi hiến máu.
Đồng thời, theo Mục 5 Phụ lục 4 Hướng dẫn chăm sóc, điều trị người hiến máu có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu được ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định cụ thể về cung cấp thông tin cho người hiến máu về các tai biến không mong muốn khi hiến máu:
- Phải cung cấp thông tin về những tai biến có thể xảy ra khi hiến máu và các biện pháp phòng ngừa;
- Người hiến máu phải được thông báo về tai biến đã xảy ra với người đó và các biện pháp xử trí được áp dụng. Người hiến máu cần được cung cấp cách thức liên lạc với bác sỹ khi cần;
- Những người hiến máu đã hoặc đang có phản ứng cường phó giao cảm cần được chỉ dẫn về nguy cơ phản ứng ngất có thể xuất hiện muộn nhiều giờ sau lấy máu. Những người có nguy cơ này cần được hướng dẫn ít nhất trong 12 giờ sau hiến máu không được thực hiện những công việc, hoạt động được quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 26/2013/TT-BYT.
Việc xử lý trong trường hợp người hiến máu ngất xỉu do gặp phải tai biến không mong muốn được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 4 Hướng dẫn chăm sóc, điều trị người hiến máu có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu được ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT thì việc xử lý trong trường hợp người hiến máu ngất xỉu do gặp phải tai biến không mong muốn được quy định như sau:
- Các cơ sở tiếp nhận máu phải xây dựng các hướng dẫn, quy trình, quy định được người lãnh đạo cơ sở phê duyệt về việc thực hiện các biện pháp dự phòng và xử trí các tai biến không mong muốn ở người hiến máu;
- Nhân viên y tế, tình nguyện viên tham gia thực hiện tiếp nhận máu và chăm sóc người hiến máu cần phải được tập huấn và thành thạo về các biện pháp dự phòng và xử trí các tai biến ở người hiến máu;
- Phải thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa tai biến ở người hiến máu;
- Có đầy đủ, sẵn sàng các hướng dẫn, quy trình, quy định và các phương tiện, dụng cụ cần thiết để xử trí các tai biến ở người hiến máu tại các khu vực tiếp nhận và chăm sóc người hiến máu;
- Người hiến máu cần được theo dõi, chăm sóc cho đến khi ổn định. Cơ sở tiếp nhận máu phải duy trì liên lạc với người hiến máu đến khi hồi phục hoàn toàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?