Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan nhằm mục đích gì? Cần đảm bảo các yêu cầu như thế nào?
Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan nhằm mục đích gì?
Theo Điều 3 Quy chế thực hiện trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:
Mục đích hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến
Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến nhằm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo các cấp; kịp thời xử lý những thông tin, tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hải quan; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Theo quy định nêu trên thì hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan nhằm mục đích:
- Phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo các cấp;
- Kịp thời xử lý những thông tin, tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hải quan;
- Phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan cần đảm bảo các yêu cầu như thế nào?
Theo Điều 4 Quy chế thực hiện trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:
Yêu cầu đối với hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến
1. Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành Hải quan phải được tổ chức thực hiện liên tục, thông suốt, kịp thời nắm tình hình, xử lý thông tin, tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hải quan.
2. Nội dung thực hiện, thông tin phát sinh, ý kiến chỉ đạo, kết quả thực hiện phải được ghi nhận đầy đủ, trung thực trong nhật ký trực ban, giám sát trực tuyến và được bàn giao, theo dõi giữa các ca làm việc.
3. Thông tin, tình huống phát sinh trong ca trực phải được báo cáo lãnh đạo trực ban và chỉ triển khai thực hiện sau khi có ý kiến của lãnh đạo trực ban.
4. Việc thông báo ý kiến chỉ đạo của trực ban đến cá nhân, đơn vị; báo cáo kết quả thực hiện của cá nhân, đơn vị gửi về trực ban phải được thực hiện bằng văn bản hoặc thông qua máy điện thoại, máy fax, hộp thư điện tử,... của trực ban.
5. Cá nhân, đơn vị có liên quan, khi nhận được chỉ đạo của trực ban, có trách nhiệm khẩn trương, nghiêm túc thực hiện và báo cáo kết quả về trực ban.
Theo đó, hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành Hải quan phải được tổ chức thực hiện liên tục, thông suốt, kịp thời nắm tình hình, xử lý thông tin, tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hải quan.
- Nội dung thực hiện, thông tin phát sinh, ý kiến chỉ đạo, kết quả thực hiện phải được ghi nhận đầy đủ, trung thực trong nhật ký trực ban, giám sát trực tuyến và được bàn giao, theo dõi giữa các ca làm việc.
- Thông tin, tình huống phát sinh trong ca trực phải được báo cáo lãnh đạo trực ban và chỉ triển khai thực hiện sau khi có ý kiến của lãnh đạo trực ban.
- Việc thông báo ý kiến chỉ đạo của trực ban đến cá nhân, đơn vị; báo cáo kết quả thực hiện của cá nhân, đơn vị gửi về trực ban phải được thực hiện bằng văn bản hoặc thông qua máy điện thoại, máy fax, hộp thư điện tử,... của trực ban.
- Cá nhân, đơn vị có liên quan, khi nhận được chỉ đạo của trực ban, có trách nhiệm khẩn trương, nghiêm túc thực hiện và báo cáo kết quả về trực ban.
Nhật ký trực ban được quy định như thế nào?
Theo Phụ lục 1 ban ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định về nhật ký trực ban tại cơ quan Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố được sử dụng theo mẫu dưới đây:
Tải về mẫu Nhật ký trực ban mới nhất hiện nay: Tải về
Cách ghi nhật ký trực ban được quy định như sau:
(1) Nội dung thực hiện: ghi rõ nội dung, phạm vi thực hiện kiểm tra, giám sát trong ca trực.
(2) Vụ việc phát sinh.
- Thời gian phát sinh, tiếp nhận.
- Địa điểm/địa bàn xảy ra.
- Thông tin liên quan (tờ khai, số container,...).
- Nội dung vụ việc.
(3) Nội dung chỉ đạo
- Thời gian xử lý.
- Hình thức xử lý (điện thoại/fax/văn bản...).
- Nội dung xử lý.
- Đầu mối tiếp nhận thực hiện.
(4) Theo dõi kết quả thực hiện.
- Kết quả thực hiện, xử lý.
- Thời gian báo cáo.
- Đơn vị báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?