Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục có bao gồm việc kiểm định chất lượng giáo dục không?
- Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục có bao gồm việc kiểm định chất lượng giáo dục không?
- Hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với sở giáo dục và đào tạo được quy định như thế nào?
- Đối với phòng giáo dục và đào tạo, thanh tra chuyên ngành gồm những nội dung gì?
- Đối với các cơ sở giáo dục, hoạt động thanh tra chuyên ngành diễn ra như thế nào?
Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục có bao gồm việc kiểm định chất lượng giáo dục không?
Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định 42/2013/NĐ-CP, nội dụng thanh tra chuyên ngành bao gồm:
"Điều 14. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục
..
5. Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện phổ cập giáo dục."
Theo đó, việc đảm bảo các điều kiện chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục, thực hiện phổ cập giáo dục là một trong những nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.
Hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với sở giáo dục và đào tạo được quy định như thế nào?
Tại Điều 3 Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT, thanh tra chuyên ngành đối với sở giáo dục và đào tạo gồm những việc sau:
- Tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo theo thẩm quyền; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục.
- Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị giáo dục.
- Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; hoạt động liên kết đào tạo, mở ngành đào tạo, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo và thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và thực hiện chế độ, chính sách đối với người học.
- Chỉ đạo và thực hiện các quy định về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối với giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh và đối với cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp theo phân cấp.
- Chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục, xã hội hóa giáo dục.
- Chỉ đạo việc thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác.
- Quản lý các hoạt động du học tự túc trên địa bàn.
- Chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng, báo cáo, thống kê, công khai về giáo dục đối với các phòng giáo dục và đào tạo và các đơn vị trực thuộc.
Đối với phòng giáo dục và đào tạo, thanh tra chuyên ngành gồm những nội dung gì?
Thanh tra chuyên ngành đối với phòng giáo dục và đào tạo theo quy định tại Điều 4 Thông tư 39/2018/TT-BGDĐT gồm:
- Tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo theo thẩm quyền; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục.
- Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị giáo dục.
- Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục theo thẩm quyền.
- Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và thực hiện chế độ, chính sách đối với người học.
- Chỉ đạo và thực hiện các quy định về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn.
- Chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng giáo dục, xã hội hóa giáo dục.
- Chỉ đạo việc thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác.
- Chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng, báo cáo, thống kê, công khai về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Đối với các cơ sở giáo dục, hoạt động thanh tra chuyên ngành diễn ra như thế nào?
(1) Đối với cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp: Điều 5 Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT
"1. Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp bao gồm: ban hành văn bản quản lý nội bộ và phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức; thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục; công tác thanh tra nội bộ và việc thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động theo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
2. Thực hiện quy chế đào tạo, liên kết đào tạo; quy định về mở ngành đào tạo; xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu phục vụ đào tạo; quy chế thi cử; việc in, quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
3. Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế độ, chính sách đối với người học.
4. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động khác.
5. Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; kiểm định chất lượng giáo dục.
6. Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác.
7. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; thực hiện dịch vụ khoa học; tổ chức hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục.
8. Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp."
(2) Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên: Điều 6 Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT
"1. Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên bao gồm: ban hành văn bản quản lý nội bộ và phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức; thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục; công tác kiểm tra nội bộ và việc thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động theo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
2. Thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em.
3. Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế độ, chính sách đối với người học.
4. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động khác.
5. Công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý dạy thêm, học thêm.
6. Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; chấp hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.
7. Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác.
8. Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên."
Như vậy, hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục bao gồm luôn cả việc kiểm định chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, các hoạt động, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?