Hoạt động khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nội dung nào? Quy trình giao đề tài khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tuyển chọn theo phương thức nào?
Hoạt động khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế quản lý hoạt động khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1020/QĐ-BHXH năm 2013, có quy định về nội dung hoạt động khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
Nội dung hoạt động khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Các hoạt động khoa học theo Quy chế này bao gồm các nhiệm vụ khoa học và dịch vụ khoa học. Nhiệm vụ khoa học được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề án, đề tài, dự án khoa học (sau đây gọi chung là đề tài khoa học). Dịch vụ khoa học bao gồm hoạt động thống kê, thông tin, tư vấn, phổ biến, ứng dụng, đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt động khác phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
Hoạt động khoa học của BHXH Việt Nam tập trung vào việc nghiên cứu chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội; nghiên cứu chính sách và tổ chức thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nội dung sau:
- Các hoạt động khoa học bao gồm các nhiệm vụ khoa học và dịch vụ khoa học. Nhiệm vụ khoa học được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề án, đề tài, dự án khoa học (sau đây gọi chung là đề tài khoa học). Dịch vụ khoa học bao gồm hoạt động thống kê, thông tin, tư vấn, phổ biến, ứng dụng, đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt động khác phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
- Hoạt động khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tập trung vào việc nghiên cứu chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội; nghiên cứu chính sách và tổ chức thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Hoạt động khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Quy trình giao đề tài khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tuyển chọn theo phương thức nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế quản lý hoạt động khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1020/QĐ-BHXH năm 2013, có quy định về phương thức giao các đề tài khoa học như sau:
Phương thức giao các đề tài khoa học
Việc giao cho tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài khoa học theo phương thức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định.
1. Phương thức tuyển chọn
Đề tài khoa học có nhiều đơn vị, cá nhân có khả năng tham gia thực hiện phải được giao theo phương thức tuyển chọn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Quy trình giao đề tài khoa học theo phương thức tuyển chọn như sau:
a) Vào tháng 5 hàng năm, căn cứ mục tiêu, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước; căn cứ chiến lược phát triển và nhu cầu quản lý của BHXH Việt Nam, Viện Khoa học có nhiệm vụ đề xuất định hướng hoạt động khoa học và kinh phí hoạt động khoa học cho năm kế hoạch trình Hội đồng Khoa học BHXH Việt Nam.
b) Hội đồng Khoa học BHXH Việt Nam họp quyết định nội dung định hướng nghiên cứu khoa học trình Tổng Giám đốc ký ban hành để gửi các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm cơ sở để các đơn vị, cá nhân đăng ký các đề tài khoa học cần nghiên cứu.
Các đơn vị, cá nhân gửi bản đăng ký các đề tài khoa học theo mẫu (Mẫu số 01 và 02) về Viện Khoa học chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.
c) Thẩm định và tổ chức tuyển chọn đề tài khoa học.
- Viện Khoa học tiến hành tổ chức thẩm định thuyết minh các đề tài khoa học do các đơn vị, cá nhân đăng ký, tổng hợp báo cáo Hội đồng Khoa học BHXH Việt Nam (sau đây viết tắt là Hội đồng Khoa học) trong tháng 7 hàng năm.
Đối với đề tài cấp Bộ có dự toán kinh phí từ 300 triệu đồng trở lên mà căn cứ xây dựng dự toán chưa rõ ràng thì Tổng Giám đốc thành lập Tổ thẩm định dự toán kinh phí đề tài (bao gồm các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực liên quan đến đề tài). Tổ thẩm định có trách nhiệm tư vấn cho Tổng Giám đốc về tổng kinh phí cần thiết cho việc triển khai đề tài với các nội dung được phê duyệt.
- Hội đồng Khoa học tổ chức họp xét duyệt, tuyển chọn nội dung, kinh phí và đơn vị, cá nhân thực hiện đề tài khoa học cho năm kế hoạch.
Việc tuyển chọn được thực hiện bằng cách bỏ phiếu (Mẫu số 03). Nội dung và đơn vị được tuyển chọn nếu có từ 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt xếp loại “Đạt” trở lên.
…
Như vậy, theo quy định trên thì quy trình giao đề tài khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tuyển chọn theo phương thức sau:
- Vào tháng 5 hàng năm, căn cứ mục tiêu, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước; căn cứ chiến lược phát triển và nhu cầu quản lý của BHXH Việt Nam, Viện Khoa học có nhiệm vụ đề xuất định hướng hoạt động khoa học và kinh phí hoạt động khoa học cho năm kế hoạch trình Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam họp quyết định nội dung định hướng nghiên cứu khoa học trình Tổng Giám đốc ký ban hành để gửi các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm cơ sở để các đơn vị, cá nhân đăng ký các đề tài khoa học cần nghiên cứu.
- Thẩm định và tổ chức tuyển chọn đề tài khoa học
Bố cục một báo cáo đề tài khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế quản lý hoạt động khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1020/QĐ-BHXH năm 2013, có quy định về bố cục và hình thức một báo cáo đề tài khoa học như sau:
Bố cục và hình thức một báo cáo đề tài khoa học
1. Bố cục một báo cáo đề tài khoa học tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và cấp độ nghiên cứu, thông thường kết cấu bao gồm những nội dung chính theo (Mẫu số 06).
2. Hình thức trình bày
Đề tài được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm), sử dụng font chữ Times New Roman cỡ chữ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo WinWord hoặc tương đương; không được nén hoặc kéo giãn khoảng cách giữa các chữ; giãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5cm; lề dưới 3,0cm; lề trái 3,5cm; lề phải 2,0cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Báo cáo chi tiết đề tài khoa học (tối thiểu 70 trang đối với đề tài, đề án và 30 - 40 trang đối với chuyên đề, không kể phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo) và báo cáo tóm tắt đề tài (từ 20 - 24 trang).
Như vậy, theo quy định trên thì Bố cục một báo cáo đề tài khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và cấp độ nghiên cứu, thông thường kết cấu bao gồm những nội dung chính.
Tải mẫu: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?