Hoạt động khoa học công nghệ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam có những nội dung gì? Hoạt động khoa học và công nghệ được tổ chức như thế nào?
Hoạt động khoa học công nghệ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam có những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 36 Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Nông nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1403/QĐ-BNN-TCCB năm 2014, có quy định về nội dung hoạt động khoa học công nghệ như sau:
Nội dung hoạt động khoa học công nghệ
1. Thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ.
2. Nghiên cứu và cung cấp các giải pháp về công nghệ, thiết bị; cây, con giống...có chất lượng cao phục vụ xã hội nói chung và ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng.
3. Xây dựng các vườn ươm công nghệ, gắn phát triển công nghệ với sản phẩm mới có khả năng thương mại hóa cao.
4. Hỗ trợ đăng ký và bảo vệ sở hữu trí tuệ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
5. Xây dựng các phòng thí nghiệm, các cơ sở nghiên cứu theo chuyên ngành, liên ngành, vừa phục vụ đào tạo vừa phục vụ nghiên cứu khoa học.
6. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
7. Tham gia tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp.
8. Xây dựng và ký kết các hợp đồng khoa học và công nghệ; hợp tác nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ với các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước.
9. Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin về hoạt động khoa học công nghệ, trao đổi thông tin khoa học công nghệ với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Như vậy, thì hoạt động khoa học công nghệ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam có những nội dung được quy định như trên.
Hoạt động khoa học công nghệ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam có những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Hoạt động khoa học và công nghệ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam được tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 37 Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Nông nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1403/QĐ-BNN-TCCB năm 2014, có quy định về tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ như sau:
Tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ
1. Ban hành quy định về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong Học viện.
2. Tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ của Học viện.
3. Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của Học viện, khoa, trung tâm; gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo, nhất là đào tạo bậc sau đại học.
4. Học viện chịu trách nhiệm trước Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ được giao.
5. Học viện được đề xuất thí điểm mô hình, cơ chế quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan.
6. Tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn khác nhau cho hoạt động khoa học và công nghệ; xây dựng và triển khai hoạt động của các quỹ khoa học và công nghệ, hỗ trợ khả năng sáng tạo, phát triển sản phẩm khoa học và công nghệ hoàn chỉnh, phát triển tài năng trẻ.
7. Khen thưởng và vinh danh các cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên có kết quả nghiên cứu khoa học xuất sắc.
8. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ của Học viện và của các tổ chức trực thuộc.
9. Xây dựng hệ thống thông tin, thư viện và cơ sở dữ liệu về hoạt động khoa học và công nghệ của Học viện.
Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động khoa học và công nghệ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam được tổ chức như sau:
- Ban hành quy định về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong Học viện.
- Tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ của Học viện.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của Học viện, khoa, trung tâm; gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo, nhất là đào tạo bậc sau đại học.
- Học viện chịu trách nhiệm trước Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ được giao.
- Học viện được đề xuất thí điểm mô hình, cơ chế quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan.
- Tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn khác nhau cho hoạt động khoa học và công nghệ; xây dựng và triển khai hoạt động của các quỹ khoa học và công nghệ, hỗ trợ khả năng sáng tạo, phát triển sản phẩm khoa học và công nghệ hoàn chỉnh, phát triển tài năng trẻ.
- Khen thưởng và vinh danh các cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên có kết quả nghiên cứu khoa học xuất sắc.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ của Học viện và của các tổ chức trực thuộc.
- Xây dựng hệ thống thông tin, thư viện và cơ sở dữ liệu về hoạt động khoa học và công nghệ của Học viện.
Giảng viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 24 Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Nông nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1403/QĐ-BNN-TCCB năm 2014, có quy định về giảng viên như sau:
Giảng viên
1. Giảng viên của Học viện là những người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định, có trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu công việc.
2. Giảng viên là nguồn lực chung của toàn Học viện được tham gia và có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phù hợp với năng lực chuyên môn.
Giám đốc Học viện quy định cụ thể trình độ chuẩn đối với giảng viên, định mức giảng dạy và nghiên cứu khoa học, phương thức sử dụng hiệu quả nguồn lực giảng viên để đảm bảo tính liên thông, liêt kết trong toàn Học viện.
3. Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu, Học viện còn có giảng viên thỉnh giảng. Tiêu chuẩn của giảng viên thỉnh giảng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, theo quy định trên thì giảng viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam được quy định như sau:
- Giảng viên của Học viện là những người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định, có trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu công việc.
- Giảng viên là nguồn lực chung của toàn Học viện được tham gia và có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phù hợp với năng lực chuyên môn.
+ Giám đốc Học viện quy định cụ thể trình độ chuẩn đối với giảng viên, định mức giảng dạy và nghiên cứu khoa học, phương thức sử dụng hiệu quả nguồn lực giảng viên để đảm bảo tính liên thông, liêt kết trong toàn Học viện.
- Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu, Học viện còn có giảng viên thỉnh giảng. Tiêu chuẩn của giảng viên thỉnh giảng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?