Hoạt động khí tượng thủy văn có được quản lý tập trung, thống nhất trong phạm vi cả nước hay không?
- Hoạt động khí tượng thủy văn có được quản lý tập trung, thống nhất trong phạm vi cả nước hay không?
- Nhà nước có những chính sách gì cho việc phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giáo dục pháp luật, tuyên truyền về hoạt động khí tượng thủy văn chú trọng vào những khu vực nào?
Hoạt động khí tượng thủy văn có được quản lý tập trung, thống nhất trong phạm vi cả nước hay không?
Hoạt động khí tượng thủy văn có được quản lý tập trung, thống nhất trong phạm vi cả nước được quy định tại Điều 4 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Nguyên tắc hoạt động khí tượng thủy văn
1. Hoạt động khí tượng thủy văn phục vụ chung cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia và phòng, chống thiên tai do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Hoạt động khí tượng thủy văn được quản lý tập trung, thống nhất trong phạm vi cả nước.
3. Quan trắc khí tượng thủy văn phải bảo đảm chính xác, liên tục, thống nhất, kết quả quan trắc liên kết được trong phạm vi quốc gia và với quốc tế.
4. Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải bảo đảm đủ độ tin cậy; thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ.
5. Hệ thống thu nhận, truyền phát thông tin khí tượng thủy văn phải được bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục, có tốc độ cao, diện bao phủ rộng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về nguyên tắc hoạt động khí tượng thủy văn thì được quản lý tập trung, thống nhất trong phạm vi cả nước.
Hoạt động khí tượng thủy văn có được quản lý tập trung, thống nhất trong phạm vi cả nước hay không? (Hình từ internet)
Nhà nước có những chính sách gì cho việc phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai?
Nhà nước có những chính sách gì cho việc phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai được quy định tại Điều 5 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động khí tượng thủy văn
1. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho việc xây dựng, quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu phục vụ chung cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia và phòng, chống thiên tai.
2. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khí tượng thủy văn; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.
3. Ưu tiên đầu tư xây dựng mạng viễn thông dùng riêng phù hợp với quy định của pháp luật về viễn thông và sử dụng các mạng viễn thông quốc gia cho hoạt động thu nhận, truyền phát thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai.
4. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu; khai thác hiệu quả thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong sản xuất, đời sống và phòng, chống thiên tai cho cộng đồng; bảo đảm bình đẳng giới; chú ý đến đồng bào ở miền núi, ngư dân ven biển, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng đặc thù khác để có hình thức, phương tiện, tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.
5. Bảo đảm nhu cầu về đất đai để các công trình khí tượng thủy văn hoạt động đúng yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành.
6. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực làm công tác khí tượng thủy văn; có cơ chế thu hút, đãi ngộ người làm công tác khí tượng thủy văn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
7. Phát triển khoa học và công nghệ về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu; ưu tiên nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thiết bị tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động khí tượng thủy văn.
8. Tăng cường hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu, thực hiện nghĩa vụ thành viên tại các tổ chức quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu.
Như vậy theo quy định của pháp luật về chính sách của nhà nước cho việc phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai là ưu tiên đầu tư xây dựng mạng viễn thông dùng riêng phù hợp với quy định của pháp luật về viễn thông và sử dụng các mạng viễn thông quốc gia cho hoạt động thu nhận, truyền phát thông tin dữ liệu.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giáo dục pháp luật, tuyên truyền về hoạt động khí tượng thủy văn chú trọng vào những khu vực nào?
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giáo dục pháp luật, tuyên truyền về hoạt động khí tượng thủy văn chú trọng những khu vực nào được quy định tại Điều 6 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hoạt động khí tượng thủy văn
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thường xuyên tổ chức các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, chú trọng đối với đồng bào ở miền núi, ngư dân ven biển, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; xây dựng, tổ chức thực hiện đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Bộ tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giáo dục pháp luật, tuyên truyền về hoạt động khí tượng thủy văn chú trọng ở những khu vực sau:
- Đồng bào ở miền núi;
- Ngư dân ven biển, hải đảo;
- Vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
- Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?