Hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định cụ thể như thế nào?
Hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về giám sát chuyên đề như sau:
Giám sát chuyên đề là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá vấn đề hoặc hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
Căn cứ Điều 16 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về giám sát chuyên đề của Quốc hội như sau:
Giám sát chuyên đề của Quốc hội
1. Căn cứ chương trình giám sát của mình, Quốc hội ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi và nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
...
2. Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo;
b) Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương nơi tiến hành giám sát chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày Quốc hội ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn tiến hành làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát;
c) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát; phân công các thành viên Đoàn giám sát tiến hành giám sát trực tiếp tại địa phương hoặc cơ quan, tổ chức;
....
Trước khi báo cáo Quốc hội, Đoàn giám sát báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát của Đoàn.
3. Quốc hội xem xét báo cáo của Đoàn giám sát theo trình tự sau đây:
a) Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát được mời dự họp và báo cáo giải trình;
c) Quốc hội thảo luận.
Trong quá trình thảo luận đại diện Đoàn giám sát có thể bổ sung các vấn đề liên quan;
d) Quốc hội ra nghị quyết về chuyên đề giám sát.
...
Theo đó, hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội được thực hiện cụ thể theo quy định tại Điều 16 nêu trên.
Hoạt động giám sát chuyên đề (Hình từ Internet)
Hoạt động giám sát chuyên đề của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về giám sát chuyên đề của Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:
Giám sát chuyên đề của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Căn cứ vào chương trình giám sát của mình, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề.
Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Đoàn giám sát do một Phó Chủ tịch Quốc hội hoặc Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội làm Trưởng đoàn, các thành viên khác gồm đại diện Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương nơi Đoàn tiến hành giám sát và một số đại biểu Quốc hội. Đại diện Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận, các chuyên gia có thể được mời tham gia hoạt động của Đoàn giám sát.
2. Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo;
b) Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương nơi tiến hành giám sát chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn tiến hành làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát;
c) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát; phân công các thành viên Đoàn giám sát tiến hành giám sát trực tiếp tại địa phương hoặc cơ quan, tổ chức;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình những vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm;
....
Theo đó, căn cứ vào chương trình giám sát của mình, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề. Hoạt động giám sát chuyên đề được thực hiện theo quy định tại Điều 27 nêu trên.
Hoạt động giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 62 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân như sau:
Giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân
1. Căn cứ chương trình giám sát, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Đoàn giám sát do Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân làm Trưởng đoàn, các thành viên khác gồm Ủy viên của Thường trực Hội đồng nhân dân, đại diện Ban của Hội đồng nhân dân và một số đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, tổ chức thành viên của Mặt trận có thể được mời tham gia Đoàn giám sát.
2. Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo;
b) Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn tiến hành làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát;
...
Theo đó, căn cứ chương trình giám sát, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Hoạt động giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 62 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?