Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Chủ trương hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân do ai có thẩm quyền quyết định?
- Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm gì trong hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế?
Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 2 Quy chế Quản lý hoạt động đối ngoại của ngành Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 2490/QĐ-TTCB năm 2011 quy định về các nguyên tắc hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế như sau:
Các nguyên tắc hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế
Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân tuân thủ các nguyên tắc:
1. Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
2. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia; giữ gìn bí mật Nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật Nhà nước;
3. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Ban Cán sự Đảng đối với hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân trong phạm vi toàn quốc; tăng cường phân cấp và đề cao trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu trong quản lý và thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân;
4. Nghiêm cấm việc lợi dụng các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế để mưu cầu lợi ích cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào.
Như vậy, theo quy định thì hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
(1) Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
(2) Bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia;
Giữ gìn bí mật Nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật Nhà nước;
(3) Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Ban Cán sự Đảng đối với hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân trong phạm vi toàn quốc;
Tăng cường phân cấp và đề cao trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu trong quản lý và thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân;
(4) Nghiêm cấm việc lợi dụng các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế để mưu cầu lợi ích cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào.
Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân phải tuân thủ những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Chủ trương hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân do ai có thẩm quyền quyết định?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế Quản lý hoạt động đối ngoại của ngành Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 2490/QĐ-TTCB năm 2011 quy định về thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Căn cứ vào chủ trương của Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao trong lĩnh vực đối ngoại và hợp tác quốc tế, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
1. Quyết định chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân;
2. Ký kết hoặc ủy quyền ký kết các điều ước quốc tế, các thỏa thuận hợp tác quốc tế liên quan đến hoạt động của ngành Tòa án nhân dân;
3. Phê duyệt kế hoạch thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận hợp tác quốc tế theo thẩm quyền;
4. Quyết định việc thành lập các Ban Quản lý chương trình, dự án theo yêu cầu của thỏa thuận hợp tác quốc tế;
...
Như vậy, theo quy định thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ có quyền quyết định chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân.
Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm gì trong hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế Quản lý hoạt động đối ngoại của ngành Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 2490/QĐ-TTCB năm 2011 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án quân sự trong hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế
1. Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của ngành Tòa án nhân dân và có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quyết định số 133/QĐ-TCCB ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng và thực hiện kế hoạch đối ngoại dài hạn và hằng năm của ngành Tòa án nhân dân; mua vé máy bay cho các đoàn công tác nước ngoài có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước; chuẩn bị và quyết toán kinh phí cho các hoạt động cụ thể; chuẩn bị địa điểm và trang thiết bị phòng họp; cử cán bộ của Văn phòng phục vụ các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế; quyết toán chi tiêu đoàn ra, đoàn vào; tổ chức chiêu đãi, phục vụ tiếp khách quốc tế; bố trí phương tiện đi lại phục vụ hoạt động đối ngoại; chuẩn bị quà lưu niệm cho các đoàn công tác nước ngoài và khách đến thăm Tòa án nhân dân tối cao; chuẩn bị lẵng hoa và thiếp chúc mừng nhân danh lãnh đạo hoặc cơ quan Tòa án nhân dân tối cao gửi các tổ chức quốc tế và các cơ quan ngoại giao nước ngoài nhân dịp ngày lễ, ngày Tết theo đề nghị của Vụ Hợp tác quốc tế; và thực hiện các hoạt động lễ tân đối ngoại khác theo yêu cầu của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.
...
Như vậy, trong hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế thì Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao có những trách nhiệm sau:
(1) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng và thực hiện kế hoạch đối ngoại dài hạn và hằng năm của ngành Tòa án nhân dân;
(2) Mua vé máy bay cho các đoàn công tác nước ngoài có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước;
(3) Chuẩn bị và quyết toán kinh phí cho các hoạt động cụ thể;
(4) Chuẩn bị địa điểm và trang thiết bị phòng họp;
(5) Cử cán bộ của Văn phòng phục vụ các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế;
(6) Quyết toán chi tiêu đoàn ra, đoàn vào;
(7) Tổ chức chiêu đãi, phục vụ tiếp khách quốc tế;
(8) Bố trí phương tiện đi lại phục vụ hoạt động đối ngoại;
(9) Chuẩn bị quà lưu niệm cho các đoàn công tác nước ngoài và khách đến thăm Tòa án nhân dân tối cao;
(10) Chuẩn bị lẵng hoa và thiếp chúc mừng nhân danh lãnh đạo hoặc cơ quan Tòa án nhân dân tối cao gửi các tổ chức quốc tế và các cơ quan ngoại giao nước ngoài nhân dịp ngày lễ, ngày Tết theo đề nghị của Vụ Hợp tác quốc tế;
(11) Thực hiện các hoạt động lễ tân đối ngoại khác theo yêu cầu của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?