Hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những nội dung nào? Thẩm quyền quyết định hoạt động đối ngoại được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cho tôi hỏi hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những nội dung nào? Thẩm quyền quyết định hoạt động đối ngoại được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Hoàng Linh ở Đồng Nai.

Hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những nội dung nào?

Theo Điều 2 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3767/QĐ-BGDĐT năm 2020 quy định về nội dung hoạt động đối ngoại như sau:

Nội dung hoạt động đối ngoại
1. Xây dựng kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại và điều phối hoạt động đối ngoại;
2. Đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;
3. Triển khai thực hiện các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch và hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ;
4. Vận động, điều phối nguồn tài trợ của nước ngoài, bao gồm nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài và nguồn tài trợ cho các hoạt động hợp tác quốc tế nằm trong các chương trình, dự án do bộ, ngành khác hoặc đối tác nước ngoài chủ trì quản lý thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo;
5. Tổ chức hoặc tham gia tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn, hợp, gặp mặt, tiếp xúc, hội thảo, diễn đàn, triển lãm có sự tham gia hoặc tài trợ của đối tác nước ngoài (sau đây gọi tắt là hội nghị, hội thảo quốc tế);
6. Đón, tiễn và làm việc với đối tác nước ngoài (đoàn vào);
7. Tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài (đoàn ra);
8. Giao dịch với đối tác nước ngoài bằng văn bản;
9. Lễ tân đối ngoại;
10. Khen thưởng các tổ chức, cá nhân người nước ngoài.

Theo đó, hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những nội dung được quy định tại Điều 2 nêu trên.

Trong đó có nội dung tổ chức hoặc tham gia tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn, hợp, gặp mặt, tiếp xúc, hội thảo, diễn đàn, triển lãm có sự tham gia hoặc tài trợ của đối tác nước ngoài.

Hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)

Hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3767/QĐ-BGDĐT năm 2020 quy định về nguyên tắc hoạt động đối ngoại như sau:

Nguyên tắc hoạt động đối ngoại
1. Giữ vững nguyên tắc độc lập, bảo đảm an ninh, chủ quyền quốc gia, đảm bảo bí mật Nhà nước, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; chủ động, tích cực trong hội nhập quốc tế, nhất là với các nước láng giềng, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống và các đối tác có thế mạnh về lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đề cao hiệu quả, thực chất trong các hoạt động đối ngoại, nhất là đối với các chương trình, dự án; tập trung cho các nhiệm vụ trọng tâm của bộ, ngành trong từng giai đoạn và từng năm; tiếp thu những tri thức và kinh nghiệm tốt của các nước một cách chọn lọc, phù hợp với truyền thống pháp luật và điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.
3. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các hoạt động đối ngoại, phân cấp quản lý theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các Ban quản lý chương trình, dự án trong việc quản lý và thực hiện các hoạt động đối ngoại của Bộ.
4. Bảo đảm quản lý thống nhất, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định, công khai, minh bạch các nguồn kinh phí của các chương trình, dự án, hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
5. Đảm bảo công tác vận động, điều phối nguồn tài trợ của nước ngoài nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn hỗ trợ không hoàn lại từ các cơ quan, tổ chức nước ngoài dành cho Bộ theo đúng quy định của Nhà nước.
6. Tôn trọng pháp luật và thông lệ quốc tế.
7. Mọi hoạt động đối ngoại của Bộ phải được thực hiện theo Hiến pháp, các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quản lý hoạt động đối ngoại.

Theo đó, hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 nêu trên.

Trong đó có nguyên tắc giữ vững nguyên tắc độc lập, bảo đảm an ninh, chủ quyền quốc gia, đảm bảo bí mật Nhà nước, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Thẩm quyền quyết định hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3767/QĐ-BGDĐT năm 2020 về thẩm quyền quyết định hoạt động đối ngoại như sau:

Thẩm quyền quyết định hoạt động đối ngoại
1. Bộ trưởng quyết định những vấn đề sau:
a) Quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định các chủ trương, định hướng hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo;
b) Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền ký các thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế về giáo dục và đào tạo;
c) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện các điều ước quốc tế về giáo dục và đào tạo;
d) Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ;
đ) Quyết định việc thành lập Ban quản lý chương trình, dự án và bộ máy giúp việc đối với các ban quản lý chương trình, dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;
e) Quyết định nhân sự đi công tác nước ngoài đối với các Thứ trưởng và các lãnh đạo cấp Cục/Vụ;
g) Quyết định các vấn đề khác về đối ngoại theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng chỉ đạo hoặc ủy quyền cho Thứ trưởng phụ trách hợp tác quốc tế hoặc Thứ trưởng phụ trách đơn vị hoặc Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ quyết định cử nhân sự là chuyên viên hoặc lãnh đạo cấp phòng tham gia các đoàn công tác nước ngoài hoặc thực hiện một hoặc một số việc tại khoản 1 Điều này theo quy định của Quy chế làm việc của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế làm việc của Bộ.

Như vậy, thẩm quyền quyết định hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc về Bộ Trưởng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trình tự quản lý văn bản đến của Bộ Giáo dục và Đào tạo có mấy bước? Đăng ký văn bản đến là văn bản điện tử như thế nào?
Pháp luật
Những thông tin thống kê nào của Bộ Giáo dục và Đào tạo bị nghiêm cấm phổ biến theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Về việc hợp tác quốc tế Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ, quyền hạn gì theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Bộ Giáo dục và Đào tạo có thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiếng Việt và các tiếng dân tộc hay không?
Pháp luật
Quyết định 616/QĐ-BGDĐT 2024 về phân công nhiệm vụ, quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra sao?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa được bổ nhiệm ngày 01/02/2024 là ai? Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng là gì?
Pháp luật
Website Bộ Giáo dục và Đào tạo có địa chỉ là gì? Những nội dung nào được Website Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp?
Pháp luật
Văn thư đơn vị là gì? Văn thư đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo thì cần phải thực hiện những nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo do ai bổ nhiệm? Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ như nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Giáo dục và Đào tạo
1,010 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: