Hoạt động điện lực mà không có Giấy phép hoạt động điện lực theo quy định pháp luật hiện hành sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Tổ chức được miễn giấy phép hoạt động điện lực trong những trường hợp nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 34 Luật Điện lực 2004 sửa đổi bởi điểm e khoản 1 Điều 2 Luật điện lực sửa đổi 2012 quy định các trường hợp sau đây được miễn giấy phép hoạt động điện lực:
(1) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
(2) Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Bộ Công thương.
(3) Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.
(4) Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân được miễn giấy phép hoạt động điện lực theo quy định nêu trên phải tuân thủ các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành, các quy định về giá điện, điều kiện về kỹ thuật, an toàn của Luật Điện lực 2004.
Hoạt động điện lực mà không có Giấy phép hoạt động điện lực sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Không xin Giấy phép hoạt động điện lực có được đoạt động điện lực hay không?
Căn cứ Điều 7 Luật Điện lực 2004 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
1. Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
2. Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
3. Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.
4. Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.
5. Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
6. Trộm cắp điện.
7. Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.
8. Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
9. Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
11. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.
Như vậy, theo quy định trên, nếu không thuộc trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực thì không được hoạt động điện lực không có giấy phép.
Hoạt động điện lực mà không có Giấy phép hoạt động điện lực sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định vi phạm các quy định về Giấy phép hoạt động điện lực như sau:
Vi phạm các quy định về Giấy phép hoạt động điện lực
...
6. Phạt tiền tổ chức từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hoạt động điện lực mà không có Giấy phép hoạt động điện lực, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
b) Hoạt động điện lực trong thời gian bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy phép hoạt động điện lực đã được cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là khoản lợi đối tượng vi phạm có được từ hoạt động điện lực trong thời gian vi phạm để sung vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4, điểm b khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền
...
3. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực điện lực là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính được quy định do tổ chức thực hiện tại Điều 5, Điều 7, Điều 8, từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 9, Điều 10, khoản 4 và các khoản từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 20, khoản 2 Điều 21, Điều 23, Điều 31 Nghị định này.”
Như vậy, theo quy định trên, hành vi hoạt động điện lực mà không có Giấy phép hoạt động điện lực có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (Trừ trường hợp hoạt động điện lực khi Giấy phép hoạt động điện lực đã hết thời hạn sử dụng).
Đồng thời phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà đối tượng thực hiện hành vi vi phạm có được từ hoạt động điện lực trong thời gian vi phạm để sung vào ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?