Hoạt động chỉ đạo phòng thủ dân sự được quy định thế nào? Thẩm quyền thuộc về ai? Chỉ huy các cấp độ phòng thủ dân sự?
Hoạt động chỉ đạo phòng thủ dân sự được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 31 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có quy định:
Hoạt động chỉ đạo phòng thủ dân sự
1. Theo dõi, giám sát nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa; nắm chắc diễn biến tình hình; thông báo cho các lực lượng, người dân tin tức có liên quan.
2. Xác định cấp độ và áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp.
3. Chuẩn bị phương án ứng phó; tổ chức kiểm tra địa bàn có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa.
4. Bổ sung lực lượng, sẵn sàng triển khai sở chỉ huy tại chỗ, chỉ đạo trực tiếp khu vực trọng yếu, địa bàn trọng điểm.
5. Kiểm tra địa điểm sơ tán, tập kết để sẵn sàng sử dụng khi chuyển lên cấp độ phòng thủ dân sự cao hơn.
Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động chỉ đạo phòng thủ dân sự được quy định như sau:
- Theo dõi, giám sát nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa; nắm chắc diễn biến tình hình; thông báo cho các lực lượng, người dân tin tức có liên quan.
- Xác định cấp độ và áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp.
- Chuẩn bị phương án ứng phó; tổ chức kiểm tra địa bàn có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa.
- Bổ sung lực lượng, sẵn sàng triển khai sở chỉ huy tại chỗ, chỉ đạo trực tiếp khu vực trọng yếu, địa bàn trọng điểm.
- Kiểm tra địa điểm sơ tán, tập kết để sẵn sàng sử dụng khi chuyển lên cấp độ phòng thủ dân sự cao hơn.
Hoạt động chỉ đạo phòng thủ dân sự được quy định thế nào? (Hình từ internet)
Thẩm quyền chỉ đạo phòng thủ dân sự thuộc về ai?
Theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có quy định:
Thẩm quyền chỉ đạo phòng thủ dân sự
1. Chính phủ chỉ đạo phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ chỉ đạo về phòng thủ dân sự.
3. Các Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện phòng thủ dân sự trong lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm quyền chỉ đạo phòng thủ dân sự được quy định rằng:
- Chính phủ: chỉ đạo phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước.
- Bộ Quốc phòng: giúp Chính phủ chỉ đạo về phòng thủ dân sự.
- Các Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện phòng thủ dân sự trong lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân các cấp: chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Việc chỉ huy trong các cấp độ phòng thủ dân sự bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có quy định:
Chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự
...
3. Việc chỉ huy trong các cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 1 quy định tại Điều 22 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 2 quy định tại Điều 23 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
c) Thủ tướng Chính phủ chỉ huy lực lượng, phương tiện của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 3 quy định tại Điều 24 của Luật này và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
d) Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, khắc phục của các lực lượng, phương tiện trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia và Thủ tướng Chính phủ.
...
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì việc chỉ huy trong các cấp độ phòng thủ dân sự bao gồm những nội dung sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 1 quy định tại Điều 22 của Luật Phòng thủ dân sự 2023 và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy các lực lượng, phương tiện trên địa bàn để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 2 quy định tại Điều 23 Luật Phòng thủ dân sự 2023 và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan
- Thủ tướng Chính phủ chỉ huy lực lượng, phương tiện của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương để thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 3 quy định tại Điều 24 Luật Phòng thủ dân sự 2023 và biện pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan
- Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, khắc phục của các lực lượng, phương tiện trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên
Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia và Thủ tướng Chính phủ.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết chương trình Ngày hội đọc sách lớp 5 ý nghĩa? Viết chương trình cho hoạt động tham gia Ngày hội đọc sách ở lớp?
- Ví dụ về lời dẫn trực tiếp là gì? Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp? Chương trình lớp mấy học lời dẫn trực tiếp?
- Tại sao có Valentine đen ngày 14 4? Valentine đen ngày 14 4 dành cho ai? Ngày 14 4 Valentine đen có phải ngày lễ lớn?
- Cục Quản lý lao động ngoài nước có tên giao dịch quốc tế là gì? Chức năng của Cục Quản lý lao động ngoài nước là gì?
- Danh sách sáp nhập tỉnh thành 2025 theo Nghị quyết 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có tên, trụ sở ra sao?