Hoạt động chăn nuôi là gì? Tổ chức, cá nhân chăn nuôi từ bao nhiêu con thì phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã?
Hoạt động chăn nuôi là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 giải thích như sau:
Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.
Theo đó, hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.
Hoạt động chăn nuôi là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi từ bao nhiêu con thì phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 54 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về kê khai hoạt động chăn nuôi như sau:
Kê khai hoạt động chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định loại, số lượng vật nuôi phải thực hiện kê khai, thời điểm kê khai và mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi.
Và căn cứ theo Điều 4 Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT quy định về kê khai hoạt động chăn nuôi như sau:
Kê khai hoạt động chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi về loại, số lượng vật nuôi theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Dẫn chiếu đến Phụ lục II Loại vật nuôi và số lượng vật nuôi tối thiểu phải kê khai ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT thì:
PHỤ LỤC II:
LOẠI VẬT NUÔI VÀ SỐ LƯỢNG VẬT NUÔI TỐI THIỂU PHẢI KÊ KHAI
(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2019/TT-BNNPTNT ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Như vậy, tổ chức, cá nhân chăn nuôi thì phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã theo số lượng được quy định như trên.
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo biểu mẫu kê khai trong hoạt động chăn nuôi tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT. Tải về
Ghi chú: Tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi nộp bản kê khai trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử, email, fax.
Theo đó, nhà anh có nuôi lợn thịt từ 05 con trở lên thì phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã.
Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
b) Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
c) Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
d) Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
c) Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra tổ chức, cá nhân chăn nuôi còn có các quyền khác như:
- Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
- Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
- Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định;
- Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
- Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?