Hòa giải viên thương mại có được nhận thêm khoản tiền bồi dưỡng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận hay không?
- Hòa giải viên thương mại có được nhận thêm khoản tiền bồi dưỡng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận hay không?
- Hòa giải viên thương mại nhận thêm khoản tiền bồi dưỡng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Thù lao của Hòa giải viên thương mại được tính như thế nào?
Hòa giải viên thương mại có được nhận thêm khoản tiền bồi dưỡng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận hay không?
Tại Điều 10 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về những hành vi bị cấm đối với hòa giải viên thương mại như sau:
Những hành vi bị cấm đối với hòa giải viên thương mại
1. Tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hòa giải, trừ trường hợp được các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Vi phạm quy tắc đạo đức hòa giải viên thương mại.
3. Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ các bên ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận.
4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với hòa giải viên thương mại đó chính là nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ các bên ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận.
Do đó, nếu các bên muốn bồi dưỡng thêm cho hòa giải viên thương mại thì họ cũng không được nhận khoản tiền này.
Quy định về hòa giải viên thương mại (Hình từ Internet)
Hòa giải viên thương mại nhận thêm khoản tiền bồi dưỡng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với những hành vi phạm quy định về hoạt động của hòa giải viên thương mại như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của hòa giải viên thương mại
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hoà giải, trừ trường hợp các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
b) Nhận, đòi hỏi tiền, lợi ích khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận;
c) Hoạt động hòa giải thương mại mà không đủ tiêu chuẩn làm hòa giải viên thương mại;
d) Đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên hoặc đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hoà giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu như hòa giải viên thương mại nhận thêm bất kỳ khoản tiền bồi dưỡng nào ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận thì họ có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20 - 30 triệu đồng.
Ngoài ra, theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc như sau:
Đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc
...
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện hòa giải viên thương mại vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này hoặc vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này thì thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi hòa giải viên thương mại vụ việc đăng ký. Sở Tư pháp tiến hành xem xét, xóa tên hòa giải viên thương mại vụ việc đó khỏi danh sách của Sở.
Theo đó, nếu hòa giải viên thương mại nhận thêm bất kỳ khoản tiền bồi dưỡng nào ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận thì ngoài việc bị phạt tiền, họ còn có thể bị xóa tên khỏi danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi hòa giải viên thương mại đó đã đăng ký.
Thù lao của Hòa giải viên thương mại được tính như thế nào?
Theo Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại cụ thể như sau:
Quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại
1. Hòa giải viên thương mại có các quyền sau đây:
a) Chấp nhận hoặc từ chối thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;
b) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
c) Được hưởng thù lao từ việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo thỏa thuận với các bên tranh chấp;
d) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
2. Hòa giải viên thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại; độc lập, vô tư, khách quan, trung thực;
b) Tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
c) Bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
d) Thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải;
đ) Không được đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên, không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
Như vậy, mức thù lao mà hòa giải viên thương mại được hưởng sẽ tính dựa theo thỏa thuận với các bên tranh chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?