Hòa giải viên tham gia giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể thành lập tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh?
- Thẩm quyền thành lập, giải thể tổ chức hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh được quy định thế nào?
- Hòa giải viên tham gia giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Tổ chức hòa giải không được tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh trong trường hợp nào?
Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể thành lập tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh?
Căn cứ Điều 35 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Tổ chức hòa giải
Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ được thành lập tổ chức hòa giải để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Theo đó, tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Chính phủ về thành lập tổ chức hòa giải để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mới được thực hiện giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh.
Hòa giải viên tham gia giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh (hình từ Internet)
Thẩm quyền thành lập, giải thể tổ chức hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định về thẩm quyền thành lập, giải thể tổ chức hòa giải như sau:
Thẩm quyền thành lập, giải thể tổ chức hòa giải
Các cơ quan, tổ chức sau đây có thẩm quyền thành lập, giải thể tổ chức hòa giải:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chiếu theo quy định này, các cơ quan, tổ chức sau đây có thẩm quyền thành lập, giải thể tổ chức hòa giải:
- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hòa giải viên tham gia giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn của hòa giải viên tham gia giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh như sau:
Hòa giải viên
1. Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây có thể làm Hòa giải viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực;
c) Có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm công tác.
2. Người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích không được làm Hòa giải viên.
Theo đó, hòa giải viên tham gia giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực;
- Có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm công tác.
Đồng thời cũng theo quy định này, người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích thì không được làm Hòa giải viên.
Tổ chức hòa giải không được tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định về trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức hòa giải như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức hòa giải
Trong quá trình hoạt động, tổ chức hòa giải có trách nhiệm sau:
1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật.
2. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên; không được đe dọa, cưỡng ép các bên trong quá trình hòa giải.
3. Đảm bảo bí mật thông tin liên quan đến nội dung hòa giải và các thông tin khác của các bên tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
4. Không được lợi dụng việc hòa giải để gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hòa giải.
5. Không được hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng hoặc có dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Chiếu theo quy định này, tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh có các trách nhiệm và quyền hạn sau:
- Đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật.
- Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên; không được đe dọa, cưỡng ép các bên trong quá trình hòa giải.
- Đảm bảo bí mật thông tin liên quan đến nội dung hòa giải và các thông tin khác của các bên tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Không được lợi dụng việc hòa giải để gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hòa giải.
- Không được hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng hoặc có dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Như vậy, tổ chức hòa không được hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng hoặc có dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?