Hòa giải viên tại Tòa án được tham khảo ý kiến của ai khi tham gia hòa giải? Thẩm phán tự mình chỉ định Hòa giải viên trong trường hợp nào?
Hòa giải viên tại Tòa án được tham khảo ý kiến của ai khi tham gia hòa giải?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Hòa giải viên như sau:
Quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên
1. Hòa giải viên có các quyền sau đây:
a) Tiến hành hòa giải vụ việc dân sự, đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này;
b) Yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp, khiếu kiện; các thông tin, tài liệu liên quan khác càn thiết cho việc hòa giải, đối thoại;
c) Xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện trước khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo yêu cầu của một trong các bên;
d) Mời người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại; tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện;
đ) Không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
e) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, trừ trường hợp các bên đồng ý bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
g) Từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại nếu có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
h) Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
...
Như vậy, hòa giải viên tại Tòa án được tham khảo ý kiến tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện khi hòa giải.
Hòa giải viên tại Tòa án được tham khảo ý kiến của ai khi tham gia hòa giải? (hình từ internet)
Thẩm phán tự mình chỉ định Hòa giải viên để hòa giải trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Lựa chọn, chỉ định Hòa giải viên
...
5. Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại của Tòa án nơi giải quyết vụ việc tự mình chỉ định Hòa giải viên trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện, người yêu cầu không lựa chọn Hòa giải viên theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Không có sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn, của Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều này mà các bên không lựa chọn Hòa giải viên khác;
c) Hòa giải viên từ chối tiến hành hòa giải, đối thoại hoặc bị đề nghị thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này mà các bên không lựa chọn Hòa giải viên khác;
d) Người bị kiện đề nghị thay đổi Hòa giải viên theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 16 của Luật này.
6. Việc chỉ định Hòa giải viên theo quy định tại khoản 5 Điều này phải căn cứ vào tính chất của từng vụ việc; trường hợp vụ việc có liên quan đến người dưới 18 tuổi thì Thẩm phán chỉ định Hòa giải viên có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý của người dưới 18 tuổi.
Như vậy, Thẩm phán tự mình chỉ định Hòa giải viên để hòa giải trong 04 trường hợp sau đây:
- Người khởi kiện, người yêu cầu không lựa chọn Hòa giải viên;
- Không có sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn, của Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 mà các bên không lựa chọn Hòa giải viên khác;
- Hòa giải viên từ chối tiến hành hòa giải, đối thoại hoặc bị đề nghị thay đổi mà các bên không lựa chọn Hòa giải viên khác;
+ Hòa giải viên tại Tòa án bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp khoản 1 Điều 18 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 sau đây:
* Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại;
* Có căn cứ rõ ràng cho rằng Hòa giải viên có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;
* Các bên thay đổi Hòa giải viên đã được chỉ định và thỏa thuận lựa chọn Hòa giải viên khác;
* Không thể tiến hành hòa giải, đối thoại vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
* Bị miễn nhiệm hoặc bị buộc thôi làm Hòa giải viên theo quy định của Luật này.
- Người bị kiện đề nghị thay đổi Hòa giải viên theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 16 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020.
Lưu ý: Việc chỉ định Hòa giải viên phải căn cứ vào tính chất của từng vụ việc; trường hợp vụ việc có liên quan đến người dưới 18 tuổi thì Thẩm phán chỉ định Hòa giải viên có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý của người dưới 18 tuổi.
Mỗi vụ việc tại Tòa án có bao nhiêu hòa giải viên?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về lựa chọn, chỉ định Hòa giải viên tại Tòa án như sau:
Lựa chọn, chỉ định Hòa giải viên
1. Mỗi vụ việc do 01 Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại.
2. Người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và phải thông báo họ, tên, địa chỉ của Hòa giải viên cho Tòa án đó.
3. Trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì phải thông báo họ, tên, địa chỉ của Hòa giải viên cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc, Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc và Hòa giải viên được lựa chọn.
...
Như vậy, theo quy định trên thì mỗi vụ việc tại Tòa án do 01 Hòa giải viên tiến hành hòa giải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?