Hóa chất dễ cháy nổ tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất khác thì khi làm việc phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Khi làm việc với hóa chất dễ cháy nổ, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất khác phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ theo tiết 8.4.4 tiểu mục 8.4 Mục 8 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT quy định như sau:
Yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản hóa chất dễ cháy, nổ
Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản hóa chất dễ cháy, nổ phù hợp với tiêu chí ghi nhận tương ứng một trong các hình đồ cảnh báo GHS01, GHS02, GHS03, GHS04 (sau đây gọi tắt là hóa chất dễ cháy, nổ) phải tuân thủ các yêu cầu sau:
...
8.4. Yêu cầu khi làm việc tiếp xúc với hóa chất
8.4.1. Không dùng khí nén có ô xy để nén đầy hóa chất dễ cháy, nổ từ thiết bị này sang thiết bị khác. Khi san rót hóa chất dễ cháy, nổ sang thiết bị chứa khác, phải tiếp đất bình chứa và bình rót;
8.4.2. Khi pha dung môi vào khối hóa chất lỏng ở thiết bị hở phải cách xa vùng có lửa ít nhất 10 m. Chỉ được pha dung môi vào khối hóa chất lỏng khi nhiệt độ khối hóa chất lỏng thấp hơn nhiệt độ sôi của dung môi.
8.4.3. Không dùng ngọn lửa trực tiếp soi sáng để tìm chỗ hở các đường ống dẫn, thiết bị chứa các hóa chất dễ cháy, nổ;
8.4.4. Trường hợp hóa chất dễ cháy, nổ, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất khác phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất, quy trình thao tác an toàn;
- Biết rõ ảnh hưởng của chất thêm vào đối với tính chịu nhiệt, tính dễ cháy, nổ của loại hóa chất dễ cháy, nổ;
- Chất thêm vào không có tạp chất không xác định.
...
Theo đó, khi làm việc, trường hợp hóa chất dễ cháy nổ, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất khác phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất, quy trình thao tác an toàn;
- Biết rõ ảnh hưởng của chất thêm vào đối với tính chịu nhiệt, tính dễ cháy, nổ của loại hóa chất dễ cháy, nổ;
- Chất thêm vào không có tạp chất không xác định.
Hóa chất dễ cháy nổ (Hình từ Internet)
Trước khi đưa vào đường ống hóa chất dễ cháy nổ phải thực hiện quy trình phòng cháy nổ như thế nào?
Căn cứ theo tiết 8.4.6 tiểu mục 8.4 Mục 8 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT quy định như sau:
Yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản hóa chất dễ cháy, nổ
...
8.4. Yêu cầu khi làm việc tiếp xúc với hóa chất
...
8.4.5. Trước khi hàn thiết bị, ống dẫn trước đã chứa hóa chất dễ cháy, nổ, phải mở hết các nắp thiết bị, mặt bích ống dẫn và làm thoát hết khi dễ cháy, nổ ra ngoài, thau rửa sạch đảm bảo không còn khả năng tạo thành hỗn hợp cháy, nổ.
8.4.6. Trước khi đưa vào đường ống hay thiết bị một chất có khả năng gây cháy, nổ, hoặc trước và sau khi sửa chữa phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình phòng cháy, nổ:
- Thử kín, thử áp (nếu cần);
- Thông rửa bằng môi chất thích hợp hoặc khí trơ;
- Xác định hàm lượng ô xy, không khí hoặc chất cháy, nổ còn lại sao cho không còn khả năng tạo hỗn hợp cháy, nổ.
Kết quả kiểm tra phải được xác nhận của cán bộ phụ trách an toàn trước khi tiến hành sửa chữa;
8.4.7. Khi sơn xì, đặc biệt sơn trong khu vực kín phải đảm bảo hỗn hợp sơn với không khí ở ngoài vùng giới hạn nổ và tránh hiện tượng tĩnh điện gây ra cháy, nổ;
...
Như vậy, trước khi đưa vào đường ống hay thiết bị một chất có khả năng gây cháy, nổ, hoặc trước và sau khi sửa chữa phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình phòng cháy, nổ:
- Thử kín, thử áp (nếu cần);
- Thông rửa bằng môi chất thích hợp hoặc khí trơ;
- Xác định hàm lượng ô xy, không khí hoặc chất cháy, nổ còn lại sao cho không còn khả năng tạo hỗn hợp cháy, nổ.
Kết quả kiểm tra phải được xác nhận của cán bộ phụ trách an toàn trước khi tiến hành sửa chữa.
Khi xếp, dỡ hóa chất dễ cháy nổ phải tuân thủ những yêu cầu gì?
Căn cứ theo tiết 8.4.8 tiểu mục 8.4 Mục 8 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT quy định như sau:
Yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản hóa chất dễ cháy, nổ
...
8.4. Yêu cầu khi làm việc tiếp xúc với hóa chất
...
8.4.8. Khi xếp, dỡ hóa chất dễ cháy, nổ:
- Phải xây dựng quy trình an toàn xếp, dỡ hóa chất dễ chảy, nổ;
- Trang bị phương tiện ứng phó sự cố tràn, đổ phù hợp;
- Cấm các phương tiện vận chuyển không có nhiệm vụ hoặc không đáp ứng các quy định về phòng chống cháy, nổ đi vào bên trong khu vực bảo quản hóa chất dễ cháy, nổ.
-Trong quá trình xếp, dỡ hóa chất dễ cháy, nổ, phương tiện vận chuyển phải tắt máy hoàn toàn hoặc có biện pháp phòng chống cháy, nổ phù hợp;
8.4.9. Trường hợp xảy ra sự cố cháy, nổ, mọi người có mặt phải dùng phương tiện bảo vệ cá nhân tham gia cứu chữa người bị nạn và chữa cháy. Những người không có phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo an toàn không được tham gia chữa cháy. Người gọi điện thoại báo công an phòng cháy chữa cháy và y tế cấp cứu, phải chỉ dẫn địa chỉ rõ ràng và trực tiếp đón dẫn đường nhanh nhất.
...
Theo quy định trên, khi xếp, dỡ hóa chất dễ cháy nổ:
- Phải xây dựng quy trình an toàn xếp, dỡ hóa chất dễ chảy nổ;
- Trang bị phương tiện ứng phó sự cố tràn, đổ phù hợp;
- Cấm các phương tiện vận chuyển không có nhiệm vụ hoặc không đáp ứng các quy định về phòng chống cháy, nổ đi vào bên trong khu vực bảo quản hóa chất dễ cháy nổ.
-Trong quá trình xếp, dỡ hóa chất dễ cháy, nổ, phương tiện vận chuyển phải tắt máy hoàn toàn hoặc có biện pháp phòng chống cháy, nổ phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?