Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm những yếu tố nào theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP?

Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm những yếu tố nào theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP? Câu hỏi của anh T.M - Hà Nội

Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm những yếu tố nào?

Tại Điều 78 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm các yếu tố sau:

- Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng dấu hiệu gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

- Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý hoặc điều ước quốc tế có nội dung công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

- Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với chỉ dẫn địa lý và so sánh sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ dựa trên các căn cứ sau đây:

+ Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý, trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với chỉ dẫn địa lý nếu giống với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý nếu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý đó về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý và làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm mang dấu hiệu đó có nguồn gốc từ khu vực địa lý được bảo hộ;

+ Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.

+ Đối với rượu vang, rượu mạnh, ngoài quy định tại điểm a, điểm b khoản này, dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, kể cả thể hiện dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy được sử dụng cho sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cũng bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm những yếu tố nào theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP?

Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm những yếu tố nào theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)

Thực hiện quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý như thế nào?

Căn cứ vào Điều 37 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Thực hiện quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý
1. Đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý) quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đại diện theo ủy quyền của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa phương;
c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân cấp, ủy quyền quản lý chỉ dẫn địa lý;
d) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được phép thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 2 Điều 123 và Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Đối với chỉ dẫn địa lý của nước ngoài, chủ sở hữu, tổ chức được phép thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý và tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý được xác định theo quy định pháp luật của nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý đó.

Như vậy, việc thực hiện quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý phải tuân theo quy định nêu trên.

Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý có trách nhiệm gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 38 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý như sau:

- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý;

- Quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy chế do mình ban hành;

- Lập và công khai danh sách tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý trên cơ sở thông báo của các tổ chức, cá nhân đó. Danh sách tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý phải được cập nhật khi có bất kỳ sự thay đổi nào;

- Tổ chức thực hiện các biện pháp để quản lý việc sử dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm bảo đảm sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng phù hợp với bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

- Theo dõi, thực hiện các biện pháp để phòng ngừa và ngăn cấm các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;

- Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về tình hình quản lý chỉ dẫn địa lý theo định kỳ hai năm một lần.

Chỉ dẫn địa lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài có thể đăng ký tại Việt Nam hay không? Những chỉ dẫn địa lý nào không được đăng ký bảo hộ?
Pháp luật
Ranh giới của khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý được xác định thế nào? GCN đăng ký chỉ dẫn địa lý ghi nhận thông tin gì?
Pháp luật
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là ai? Chủ sở hữu được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho người khác không?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý có thể trở thành chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý này không?
Pháp luật
Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm những yếu tố nào theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý mới nhất tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật hiện nay? Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý theo quy định phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Điều kiện để chỉ dẫn địa lý được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Những đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý?
Pháp luật
Chỉ dẫn địa lý là gì? Bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý quy định thế nào? Những hành vi nào được xem là xâm phạm chỉ dẫn địa lý?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chỉ dẫn địa lý
994 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chỉ dẫn địa lý
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào