Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài có thể đăng ký tại Việt Nam hay không? Những chỉ dẫn địa lý nào không được đăng ký bảo hộ?
Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài có thể được đăng ký tại Việt Nam hay không?
Theo quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như sau:
Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
1. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
2. Chỉ dẫn địa lý đồng âm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ nếu chỉ dẫn địa lý đó được sử dụng trên thực tế theo cách thức không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và bảo đảm nguyên tắc đối xử công bằng giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Theo đó, tại quy định này không giới hạn chỉ dẫn địa lý đó phải là của Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định, chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài sẽ không được bảo hộ khi mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.
Do đó, có thể thấy, chỉ dẫn địa lý nước ngoài vẫn được bảo hộ tại Việt Nam nếu chỉ dẫn địa lý nước ngoài đó không thuộc trường hợp vừa nêu trên.
Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài có thể đăng ký tại Việt Nam hay không? Những chỉ dẫn địa lý nào không được đăng ký bảo hộ?
Những chỉ dẫn địa lý nào không được đăng ký bảo hộ?
Căn cứ Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 4 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019) quy định về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý như sau:
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
....
3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;
4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Như vậy, theo quy định trên, chỉ dẫn địa lý trùng với một nhãn hiệu đang được bảo hộ sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa.
Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý theo quy định phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 106 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 35 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý như sau:
(1) Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm:
- Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
- Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó (gọi là bản mô tả tính chất đặc thù);
- Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.
- Đối với chỉ dẫn địa lý đồng âm, tài liệu thuyết minh về điều kiện sử dụng và cách thức trình bày chỉ dẫn địa lý để bảo đảm khả năng phân biệt giữa các chỉ dẫn địa lý.
(2) Bản mô tả tính chất đặc thù phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hoá học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm;
- Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý theo nghĩa tương ứng quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định;
- Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?