Ý nghĩa của bánh chưng? Nguồn gốc của bánh chưng? Tết Âm lịch 2025 người lao động, CBCCVC được nghỉ mấy ngày?

Ý nghĩa của bánh chưng? Nguồn gốc của bánh chưng? Tết Âm lịch 2025 người lao động, CBCCVC được nghỉ mấy ngày?

Ý nghĩa của bánh chưng? Nguồn gốc của bánh chưng?

Có thể tham khảo ý nghĩa của bánh chưng, nguồn gốc của bánh chưng như sau:

(1) Nguồn gốc của bánh chưng

Vào đời vua Hùng thứ 6, nhà vua muốn tìm một loại lễ vật để cúng Tiên Vương. Trong khi những người con khác mang đến sơn hào hải vị, thì chàng hoàng tử thứ mười tám là Lang Liêu khi được thần nhân mách bảo, đã mang đến hai món bánh ngon làm từ hạt gạo thân thuộc là bánh chưng và bánh giầy.

Tượng trưng cho Đất, chiếc bánh chưng có hình dáng vuông vức, đẹp mắt, nhân bên trong là thịt mỡ với đậu xanh, bên ngoài là những hạt nếp chắc mẩy được gói cẩn thận bằng lá dong và luộc chín.

(2) Ý nghĩa của bánh chưng

Bánh chưng là món ăn phải có trong mâm cỗ ngày Tết, được xem là linh hồn Tết Việt. Những chiếc bánh chưng hình vuông không chỉ đẹp mắt, thơm ngon mà còn có ý nghĩa đặc biệt về văn hóa, tinh thần.

Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng, bánh giầy gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ.

Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.

Chính vì vậy bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Bánh chưng Tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có.

Tóm lại, bánh chưng là món ăn quý để thờ cúng tổ tiên trong ngày Tết, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, nhớ công sinh thành dưỡng dục to lớn như trời đất của cha mẹ. Phong tục dâng cúng và thưởng thức bánh chưng ngày Tết của người dân Việt Nam là nét văn hoá, cũng thể hiện tinh hoa ẩm thực của đất nước.

*Thông tin về ý nghĩa của bánh chưng, nguồn gốc của bánh chưng chỉ mang tính chất tham khảo!

Ý nghĩa của bánh chưng? Nguồn gốc của bánh chưng? Tết Âm lịch 2025 người lao động, CBCCVC được nghỉ mấy ngày?

Ý nghĩa của bánh chưng? Nguồn gốc của bánh chưng? Tết Âm lịch 2025 người lao động, CBCCVC được nghỉ mấy ngày? (Hình ảnh Internet)

Tết Âm lịch 2025 người lao động, CBCCVC được nghỉ mấy ngày?

Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 là một chủ đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt khi năm mới đang đến gần. Việc biết lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 giúp mọi người dễ dàng sắp xếp kế hoạch công việc và du lịch.

DƯỚI ĐÂY LÀ LỊCH NGHỈ TẾT ÂM LỊCH 2025:

Theo Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 Tải về có nêu về lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 như sau:

(1) Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức

- Chính thức nghỉ Tết Âm lịch 2025 từ ngày 25/1/2025 (tức ngày 26/12/2024 âm lịch) đến ngày 2/2/2025 (tức ngày 5/1/2025 âm lịch).

- Tết Âm lịch 2025 được nghỉ 9 ngày.

(2) Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 đối với người lao động, công nhân

Theo hướng dẫn tại Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 thì người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ tết Âm lịch 2025.

**Trường hợp lựa chọn 01 ngày cuối năm Giáp Thìn và 04 ngày đầu năm Ất Tỵ.

+ Đối với người lao động, công nhân có ngày nghỉ hàng tuần vào thứ 7, chủ nhật:

Người lao động nghỉ Tết từ thứ 3 ngày 28/01/2025 (nhằm ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn) cho đến hết thứ 2 ngày 03/02/2025 (mùng 6 Tết).

Theo phương án này, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 7 ngày, trong đó bao gồm 5 ngày nghỉ Tết âm lịch theo quy định của Nhà nước và 1 ngày nghỉ bù (do trùng ngày nghỉ thứ Bảy) và 1 ngày nghỉ hằng tuần là ngày Chủ nhật.

+ Đối với người lao động, công nhân có ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật:

Người lao động nghỉ Tết từ thứ 3 ngày 28/01/2025 (nhằm ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn) cho đến hết thứ Chủ nhật ngày 02/02/2025 (mùng 5 Tết).

Theo phương án này, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 6 ngày, trong đó bao gồm 5 ngày nghỉ Tết âm lịch theo quy định của Nhà nước và 1 ngày nghỉ hằng tuần là ngày Chủ nhật.

**Trường hợp lựa chọn 02 ngày cuối năm Giáp Thìn và 03 ngày đầu năm Ất Tỵ.

+ Đối với người lao động, công nhân có ngày nghỉ hàng tuần vào thứ 7, chủ nhật:

Người lao động nghỉ Tết từ thứ 7 ngày 25/01/2025 (nhằm ngày 26 tháng chạp năm Giáp Thìn) cho đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 (mùng 5 Tết).

Theo phương án này, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 9 ngày, trong đó bao gồm 5 ngày nghỉ Tết âm lịch theo quy định của Nhà nước và 4 ngày nghỉ hằng tuần là Thứ bảy và Chủ nhật.

+ Đối với người lao động, công nhân có ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật:

Người lao động nghỉ Tết từ chủ nhật ngày 26/01/2025 (nhằm ngày 27 tháng chạp năm Giáp Thìn) cho đến hết thứ 6 ngày 31/01/2025 (mùng 3 Tết)

Theo phương án này, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 6 ngày Tết Âm lịch 2025

**Trường hợp lựa chọn phương án 03 ngày cuối năm Giáp Thìn và 02 ngày đầu năm Ất Tỵ.

+ Đối với người lao động, công nhân có ngày nghỉ hàng tuần vào thứ 7, chủ nhật:

Người lao động nghỉ Tết từ thứ bảy ngày 25/01/2025 (nhằm ngày 26 tháng chạp năm Giáp Thìn) cho đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 (mùng 5 Tết).

Theo phương án này, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 9 ngày, trong đó bao gồm 5 ngày nghỉ Tết âm lịch theo quy định của Nhà nước và 1 ngày nghỉ bù (do trùng ngày nghỉ hằng tuần vào Chủ nhật) và 2 ngày nghỉ hằng tuần là ngày thứ 7, Chủ nhật bình thường.

+ Đối với người lao động, công nhân có ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật:

Người lao động nghỉ Tết từ Chủ nhật ngày 26/01/2025 (nhằm ngày 27 tháng chạp năm Giáp Thìn) cho đến hết thứ 6 ngày 31/01/2025 (mùng 3 Tết).

Theo phương án này, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 6 ngày, trong đó bao gồm 5 ngày nghỉ Tết âm lịch theo quy định của Nhà nước và 1 ngày nghỉ bù (do trùng ngày nghỉ hằng tuần vào Chủ nhật).

Ngoài ra, Bộ LĐTB&XH còn khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ tết Âm lịch cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.

Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo.

Lưu ý: Phương án nghỉ tết nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Việc quyết định thời gian nghỉ tết Âm lịch 2025 phụ thuộc vào từng công ty.

Người lao động được hưởng bao nhiêu phần trăm lương khi đi làm vào ngày Tết Âm lịch 2025?

Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, trường hợp người lao động làm vào ngày nghỉ tết thì người lao động được hưởng lương, ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày tết đối với người lao động hưởng lương ngày.

Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ tết.

Như vậy, đi làm ngày nghỉ Tết Âm lịch thì tiền lương được tính như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.

- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.

Tết Âm lịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Âm lịch 2026? Năm 2026 có bao nhiêu ngày? Tết Âm lịch 2026 vào ngày bao nhiêu?
Pháp luật
Năm Ất Tỵ 2025 tuổi nào xông đất tốt? Hướng dẫn cách chọn người xông đất, xông nhà năm Ất Tỵ 2025?
Pháp luật
Văn khấn cúng ông Táo mùng 7 tháng Giêng? Mâm lễ cúng ông Táo mùng 7 tháng giêng? Giờ đẹp cúng ông Táo mùng 7 2025?
Pháp luật
Năm Ất Tỵ 2025 lập xuân vào ngày nào? Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Xuân 2025 là năm con gì?
Pháp luật
Mùng 7 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch, thứ mấy? Tiền lương làm thêm giờ vào mùng 7 Tết được miễn thuế TNCN đối với phần thu nhập nào?
Pháp luật
Mùng 10 Tết Âm lịch là ngày gì? Mùng 10 Tết là ngày mấy dương, thứ mấy? Có thể mua vàng miếng vào Ngày vía Thần Tài ở đâu?
Pháp luật
Mùng 1 Tết nên làm gì để cả năm may mắn năm 2025? Mùng 1 đầu năm kiêng gì? Nên mặc màu gì vào ngày Tết 2025?
Pháp luật
Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 toàn quốc? Xem bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 63 tỉnh thành ở đâu?
Pháp luật
30 Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hà Nội? Bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hà Nội lúc mấy giờ?
Pháp luật
Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tết Âm lịch
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
69 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tết Âm lịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tết Âm lịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào