Xyanua có phải chất độc không? Sử dụng một lượng xyanua bao nhiêu có thể giết chết một người?

Xyanua có phải chất độc không? Sử dụng một lượng xyanua bao nhiêu có thể giết chết một người?

Xyanua có phải chất độc không?

Để trả lời cho câu hỏi "Xyanua có phải chất độc không?", tham khảo nội dung dưới đây:

Xyanua (Cyanide) là chất độc nguy hiểm, có thể gây hại đến tính mạng nếu tiếp xúc với liều cao

Xyanua có thể tồn tại dưới các dạng khí, lỏng và rắn. Đây là chất độc không màu, có mùi gần giống quả hạnh nhân, nhưng không phải ai cũng phân biệt được mùi này.

Xyanua là thuật ngữ chung để chỉ các hợp chất chứa liên kết carbon-nitrogen (CN). Một số dạng có độc tính cao, có thể gây tử vong gồm:

- Dạng khí: Xyanogen clorua (CNCl)

- Dạng rắn: Natri xyanua (NaCN) và kali xyanua (KCN)

- Dạng lỏng: Hydro cyanide hay thường gọi hydro xyanua (HCN)

Tại Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng Xyanua ban hành kèm theo Quyết định 1971/1999/QĐ-BKHCNMT quy định chất độc xyanua như sau:

MỞ ĐẦU
Axit xyanhydric và các muối xyanua tan của nó là chất độc rất mạnh, chỉ cần lượng chừng 50 mg là có thể giết chết một người. Tuy nhiên các muối kim loại của Axit xyanhydric lại có vai trò rất lớn trong nhiều ngành công nghiệp:
- Công nghiệp mạ vàng, bạc, đồng hoặc các kim loại khác.
- Công nghiệp khai thác vàng-lấy vàng bằng phương pháp xyanua hoá.
- Công nghiệp sản xuất các pigmen mầu dùng cho ngành công nghiệp sơn, bột vẽ, dệt nhuộm cần các muối xyanua làm nguyên liệu.
- Công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu: xyanit canxi để diệt rệp và côn trùng trong nhà ở.
Trong y dược, axit xyanhydric được dùng ở dạng muối như Hg(CN)2 hay ở thể kết hợp như nước anh đào với tỷ lệ 1% HCN.
Xyanua là một chất loại cực độc nhưng nó lại được sử dụng phổ biến trong sản xuất, vì vậy nếu không có những quy chế chặt chẽ và có tính khả thi trong các khâu nhập khẩu, lưu thông phân phối, bảo quản, sử dụng và kiểm soát ô nhiễm, xyanua có thể gây tác hại lớn cho môi trường và sức khoẻ con người.
Hàng năm, ở nước ta đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc xyanua như: sử dụng xyanua đầu độc nhau, do làm việc ở nơi có nồng độ HCN, (CN)2 cao mà không có phương tiện bảo hộ hoặc do không thận trọng. Mặt khác, những vùng khai thác, đào đãi vàng bừa bãi trái phép, các cơ sở mạ thủ công là những nơi thải chất độc xyanua vào đất, nước gây ô nhiễm môi trường, huỷ diệt các loài sinh vật. Do đó việc xây dựng và ban hành một quy trình công nghệ xử lý tiêu huỷ hoặc tái sử dụng xyanua là một việc làm cấp bách đáp ứng yêu cầu thực tế.
Quy trình bao gồm các nội dung sau:
- Tính chất lý, hoá học và độc tính của axit xyanhydric và xyanua.
- Các phương pháp kiểm nghiệm axit xyanhydric và xyanua.
- Nguồn gốc sự tồn đọng xyanua gây ô nhiễm môi trường trong khai thác vàng.
- Các phương pháp tiêu huỷ xyanua
- Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sinh xyanua để sử dụng lại.

Đồng thời,tại Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng Xyanua ban hành kèm theo Quyết định 1971/1999/QĐ-BKHCNMT cũng có nêu ra các triệu chứng khi trúng chất độc Xyanua như sau:

- Ngộ độc cấp: Xảy ra khi hít phải hay uống phải liều cao HCN. Ngộ độc xảy ra rất nhanh chóng, các trung tâm hành tuỷ bị tê liệt, người bị nạn bất tỉnh, co giật và các cơ bị cứng. Sự hô hấp bị ngắt quãng và dừng lại, tim đập rất nhanh và không đều, nạn nhân chết sau 1 - 2 phút.

- Ngộ độc bán cấp: Các hiện tượng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, các niêm mạc hô hấp bị kích thích. Nạn nhân sợ hãi, lo lắng nhưng vẫn còn sáng suốt, sau đó xuất hiện rối loạn thần kinh, co giật, dãn đồng tử, cứng hàm, hiện tượng ngạt bắt đầu, nạn nhân chết sau 20 phút. Nếu cấp cứu kịp thời, nạn nhân không chết nhưng tổn thương tim, tê liệt bộ phận.

- Ngộ độc thường diễn: Xảy ra đối với những người làm việc thường xuyên ở nơi có khí HCN bốc lên. Các hiện tượng rõ rệt là đau đầu, chóng mặt, nôn và mệt nhọc.

Như vậy, chất độc xyanua là một loại chất độc cực mạnh, chỉ cần lượng chừng 50 mg là có thể giết chết một người. Tuy nhiên, nó lại được sử dụng phổ biến trong sản xuất.

*Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: "Xyanua có phải chất độc không?"

Xyanua có phải chất độc không? Sử dụng một lượng xyanua bao nhiêu có thể giết chết một người?

Xyanua có phải chất độc không? Sử dụng một lượng xyanua bao nhiêu có thể giết chết một người? (Hình từ internet)

Độc tính của chất độc Xyanua như thế nào?

Tại Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng Xyanua ban hành kèm theo Quyết định 1971/1999/QĐ-BKHCNMT nêu ra các độc tính của chất độc Xyanua như sau:

- Axit xyanhydric tác dụng lên quá trình hô hấp tế bào bằng cách làm tê liệt các men sắt của xyto erom oxydaza hoặc men đỏ vacbua (Warburg). Do thiếu oxy nên máu trong tĩnh mạch có mầu đỏ thẫm và có những triệu trứng ngạt.

- Axit xyanhydric gây độc nhanh qua đường hô hấp, với liều lượng 0,3mg/1kg trọng lượng cơ thể đã có thể gây chết ngay.

Nồng độ từ 0,12 - 0,15mg/l gây chết từ 30 phút đến 1 giờ.

Qua đường tiêu hoá: liều lượng gây tử vong là 1mg/1 kg trọng lượng cơ thể đối với các muối như KCN, NaCN.

- Axit xyanhydric có thể thâm nhập vào cơ thể rồi gây ngộ độc bằng cách thấm qua các vết thương ngoài da.

Nồng độ cho phép tiếp xúc nhiều lần trong không khí là 10ml/m3 hoặc 11mg/m3 không khí ở 200.

Giết người bằng chất xyanua có thể nhận mức án tử hình không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định vừa nêu thì cá nhân có hành vi giết người bằng chất xyanua thuộc 1 trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 nêu trên tuỳ theo mức độ vi phạm thì có thể bị án tử hình theo quy định.

Chất độc xyanua
Tội giết người
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tội giết người là tội phạm rất nghiêm trọng?
Pháp luật
Chất xyanua là gì? Chỉ cần dùng một lượng bao nhiêu mg chất xyanua thì có thể giết chết một người bình thường?
Pháp luật
Giết người là gì? Giết 11 người đi tù mấy năm? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người?
Pháp luật
Cá nhân cố ý đốt quán cà phê làm chết 11 người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Làm chết 11 người chịu bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Đốt quán cà phê làm chết người đi tù bao nhiêu năm? Dùng xăng đốt quán cà phê có được xem là tình tiết tăng nặng?
Pháp luật
Đốt nhà người khác gây chết 11 người thì bị xử phạt tội gì? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi đốt nhà của người khác như thế nào?
Pháp luật
Người có tiền án mà đốt nhà gây chết người thì có là tình tiết tăng nặng không? Pháp luật quy định tiền án là gì?
Pháp luật
Khoản 1 tội giết người bao nhiêu năm tù? Khoản 2 tội giết người bao nhiêu năm tù? Giết người có phải tội đặc biệt nghiêm trọng?
Pháp luật
Chất độc xyanua thường được sử dụng để làm gì? Mua chất độc xyanua ở đâu? Nhiễm độc xyanua có nguy hiểm không?
Pháp luật
Xyanua là gì mà có thể đầu độc người? Có phải lúc nào sử dụng Xyanua cũng vi phạm pháp luật? Đầu độc người khác bằng Xyanua có thể nhận mức phạt cao nhất là tử hình?
Pháp luật
Xyanua dùng để làm gì trong công nghiệp? Chất độc xyanua nguy hiểm như thế nào? Cách nhận biết ngộ độc xyanua thông qua một số triệu chứng lâm sàng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất độc xyanua
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
427 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất độc xyanua Tội giết người

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất độc xyanua Xem toàn bộ văn bản về Tội giết người

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào