Xử lý trường hợp đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ thế nào?

Cho hỏi: Trường hợp đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ thì xử lý giám định tổng hợp ra sao? - Anh Trung (Hà Giang)

Thế nào là khám giám định tổng hợp? Nội dung khám giám định tổng hợp bao gồm những gì?

Căn cứ theo nội dung tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 4690/QĐ-BYT năm 2015, khái niệm "khám giám định tổng hợp" được định nghĩa như sau:

Khám giám định tổng hợp là giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi người lao động thuộc một trong các trường hợp: vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp; bị tai nạn lao động nhiều lần; bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, nội dung khám giám định tổng hợp được quy định tại khoản 5 Điều 13 Thông tư 56/2017/TT-BYT.

Cụ thể bao gồm các nội dung sau:

- Khám giám định tổng hợp nhiều tai nạn lao động;

- Khám giám định tổng hợp nhiều bệnh nghề nghiệp;

- Khám giám định tổng hợp đối với trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nhưng mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp trùng lặp với tổn thương trước đây;

- Khám giám định tổng hợp đối với trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nay bị mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp gây tổn thương không trùng lặp với tổn thương trước đây;

- Khám giám định tổng hợp đối với trường hợp đối tượng đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ.

Như vậy, khái niệm và các nội dung khám giám định tổng được được xác định theo những nội dung trên.

Từ năm 2023, xử lý trường hợp đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ thế nào?

Xử lý trường hợp đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ thế nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ khám giám định tổng hợp bao gồm những gì?

Dựa vào Điều 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT, Điều 17 Thông tư 18/2022/TT-BYT và điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2012/TT-BYT, hồ sơ khám giám định tổng hợp bao gồm:

- Giấy giới thiệu hoặc Giấy đề nghị khám giám định:

+ Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT đối với trường hợp người được giám định tổng hợp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định;

+ Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm:

++ Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;

++ Người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng;

++ Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định;

- Các giấy tờ khác theo hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc hồ sơ khám giám định lại do tái phát phù hợp với đối tượng và loại hình giám định;

- Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây:

+ Chứng minh nhân dân;

+ Căn cước công dân;

+ Hộ chiếu còn hiệu lực;

+ Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Như vậy, hồ sơ khám giám định tổng hợp cần phải có các giấy tờ nêu trên.

Xử lý trường hợp đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 13 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT.

Việc khám giám định trong trường hợp đối với trường hợp đối tượng đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ được thực hiện như sau:

- Trường hợp các biên bản giám định y khoa ghi nhận tổn thương trùng lặp ở một hoặc nhiều cơ quan, bộ phận cơ thể:

+ Hội đồng giám định y khoa thực hiện khám giám định lại toàn bộ các tổn thương được ghi nhận trong các Biên bản giám định y khoa này (bao gồm cả các tổn thương trùng lặp và không trùng lặp)

+ Tổng hợp với tỷ lệ tổn thương cơ thể được ghi nhận trong Biên bản giám định y khoa không có tổn thương trùng lặp theo quy định;

+ Ban hành Biên bản giám định y khoa mới;

- Trường hợp đối tượng đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên mà có tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện hoặc hồ sơ bệnh nghề nghiệp ghi nhận tình trạng tổn thương nặng hoặc nhẹ hơn so với tổn thương được ghi nhận ở Biên bản giám định y khoa của các lần khám này:

+ Hội đồng Giám định y khoa thực hiện khám giám định đối với toàn bộ các tổn thương được ghi nhận trong các Biên bản giám định y khoa có tình trạng tổn thương thay đổi;

+ Tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể với tỷ lệ tổn thương cơ thể được ghi nhận trong Biên bản giám định y khoa còn lại theo quy định;

+ Ban hành Biên bản giám định y khoa mới;

- Ngoài các trường hợp nêu trên, Hội đồng Giám định y khoa tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể của các biên bản giám định đó theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp và ban hành Biên bản giám định y khoa mới.

Thông tư 18/2022/BYT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

Tai nạn lao động
Tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp Tải về trọn bộ văn bản về Tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghỉ tai nạn lao động có được tính phép năm?
Pháp luật
Quy trình điều tra lại tai nạn lao động theo Nghị định 143/2024 được quy định như thế nào? Chi phí điều tra lại tai nạn lao động do ai trả?
Pháp luật
Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện chậm so với thời hạn quy định với những trường hợp nào theo Nghị định 143/2024?
Pháp luật
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được sử dụng như thế nào theo Nghị định 143/2024? Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện?
Pháp luật
Thời gian giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ ngày 1 1 2025?
Pháp luật
Công ty cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục xin hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động quay trở lại làm việc sau khi bị tai nạn lao động như thế nào?
Pháp luật
Tai nạn giao thông trên đường từ nhà đi tới chỗ làm có được xem là tai nạn lao động không?
Pháp luật
Điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động đối với người lao động là gì? Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Sĩ quan Công an nhân dân qua đời do tai nạn lao động thì được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội như thế nào?
Pháp luật
Tai nạn lao động là gì? Có bao nhiêu loại tai nạn lao động? Đó là những loại tai nạn lao động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
798 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn lao động Tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào