Xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán từ ngày 01/07/2024 được quy định như thế nào tại Nghị định 52? Những trường hợp nào phải đóng tài khoản thanh toán?
Xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán từ ngày 01/07/2024 được quy định như thế nào tại Nghị định 52?
Ngày 5/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.
Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 52/2024/NĐ-CP hướng dẫn xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán như sau:
Đóng tài khoản thanh toán
...
2. Xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán:
a) Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán hoặc được thực hiện theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; trường hợp chủ tài khoản là người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, việc chi trả thực hiện theo yêu cầu người đại diện theo pháp luật, người giám hộ phù hợp với quy định pháp luật dân sự; hoặc chi trả cho người thừa kế, đại diện thừa kế hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản thanh toán là cá nhân bị chết, bị tuyên bố đã chết;
b) Chi trả theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp số dư trên tài khoản thanh toán đã được thông báo mà không đến nhận.
Theo đó, việc xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán được thực hiện như sau:
- Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán hoặc được thực hiện theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; trường hợp chủ tài khoản là người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, việc chi trả thực hiện theo yêu cầu người đại diện theo pháp luật, người giám hộ phù hợp với quy định pháp luật dân sự; hoặc chi trả cho người thừa kế, đại diện thừa kế hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản thanh toán là cá nhân bị chết, bị tuyên bố đã chết.
- Chi trả theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp số dư trên tài khoản thanh toán đã được thông báo mà không đến nhận.
Xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán từ ngày 01/07/2024 được quy định như thế nào tại Nghị định 52?
Những trường hợp nào đóng tài khoản thanh toán từ ngày 01/07/2024?
Những trường hợp thực hiện đóng tài khoản thanh toán được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 52/2024/NĐ-CP như sau:
- Chủ tài khoản thanh toán có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán
- Chủ tài khoản thanh toán là cá nhân bị chết, bị tuyên bố đã chết
- Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật
- Chủ tài khoản thanh toán vi phạm hành vi bị cấm về tài khoản thanh toán quy định tại khoản 5, khoản 8 Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.
- Các trường hợp theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đóng tài khoản thanh toán từ ngày 01/07/2024 được thực hiện như thế nào?
Thủ tục đóng tài khoản thanh toán từ ngày 01/07/2024 được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 52/2024/NĐ-CP như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước có nhu cầu đóng tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước phải lập đơn đề nghị đóng tài khoản thanh toán và yêu cầu xử lý số dư tài khoản thanh toán (nếu có) theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 52/2024/NĐ-CP do người đại diện hợp pháp của tổ chức ký tên, đóng dấu và gửi Ngân hàng Nhà nước (nơi mở tài khoản thanh toán).
- Khi nhận được đơn đề nghị đóng tài khoản thanh toán, Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin trên đơn đề nghị với thông tin tài khoản và xử lý số dư trên tài khoản thanh toán theo yêu cầu của chủ tài khoản (nếu có). Sau khi hoàn thành việc xử lý số dư còn lại trên tài khoản thanh toán, Ngân hàng Nhà nước thực hiện đóng tài khoản thanh toán.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị đóng tài khoản thanh toán của tổ chức mở tài khoản thanh toán, Ngân hàng Nhà nước phải xử lý việc đóng tài khoản thanh toán.
- Trường hợp đóng tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm c, d, đ khoản 1 Điều 12 Nghị định 52/2024/NĐ-CP việc xử lý số dư còn lại trên tài khoản thanh toán (nếu có) sau khi đã hoàn tất các nghĩa vụ với các bên liên quan thì được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản của chủ tài khoản trước khi có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định pháp luật có liên quan. Sau khi đóng tài khoản thanh toán, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho tổ chức mở tài khoản biết bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?