Xử lý phản ánh, kiến nghị trong lĩnh vực giao thông vận tải thế nào khi các cơ quan không thống nhất được phương án xử lý?
- Cán bộ, công chức của cơ quan Bộ Giao thông vận tải được phân công tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn cá nhân, tổ chức thể hiện phản ánh, kiến nghị bằng văn bản?
- Xử lý phản ánh, kiến nghị trong trường hợp các cơ quan không thống nhất được phương án xử lý hoặc đã được các cơ quan khác trả lời nhưng người dân, doanh nghiệp không nhất trí và vẫn tiếp tục gửi phản ánh, kiến nghị?
- Quy định về quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị có liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải?
Cán bộ, công chức của cơ quan Bộ Giao thông vận tải được phân công tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn cá nhân, tổ chức thể hiện phản ánh, kiến nghị bằng văn bản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT quy định về tiếp nhận phản ánh, kiến nghị có liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải như sau:
“Điều 7. Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
1. Các phản ánh, kiến nghị gửi đến địa chỉ theo quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 6 Thông tư này được tiếp nhận như sau:
a) Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính là đầu mối tiếp nhận, phân loại, chuyển xử lý và đề xuất Lãnh đạo Bộ xử lý các phản ánh, kiến nghị theo quy định;
b) Đối với các phản ánh, kiến nghị gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính, Phòng Văn thư - Lưu trữ thực hiện việc tiếp nhận theo quy định hiện hành về tiếp nhận văn bản đến và chuyển cho Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính để phân loại và chuyển xử lý các phản ánh, kiến nghị theo quy định tại Thông tư này;
c) Đối với các phản ánh, kiến nghị được thực hiện thông qua hình thức thông điệp dữ liệu điện tử, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thực hiện việc đăng nhập vào Thư điện tử, Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia để tiếp nhận và phân loại và chuyển xử lý các phản ánh, kiến nghị theo quy định tại Thông tư này;
d) Đối với các phản ánh, kiến nghị qua điện thoại, chuyên viên Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính nhận điện thoại có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin phản ánh, kiến nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, vào Sổ theo dõi và phân loại và chuyển xử lý các phản ánh, kiến nghị theo quy định tại Thông tư này;
đ) Đối với các phản ánh, kiến nghị trực tiếp, cán bộ, công chức của cơ quan Bộ được phân công tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn cá nhân, tổ chức thể hiện phản ánh, kiến nghị bằng văn bản.
2. Các phản ánh, kiến nghị gửi trực tiếp đến các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thì cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm trả lời cho cá nhân, tổ chức theo quy định đồng thời gửi Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính kết quả để tổng hợp báo cáo.
3. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ được phân trả lời hoặc được phân quyền trả lời phản ánh kiến nghị trên Cổng Dịch vụ công quốc gia có trách nhiệm tiếp nhận phối hợp với các đơn vị liên quan trả lời bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và gửi tới tổ chức, cá nhân đồng thời gửi tới Văn phòng Bộ hoặc cập nhật trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo quy định.”
Theo đó, đối với các phản ánh, kiến nghị trực tiếp có liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải thì cán bộ, công chức của cơ quan Bộ được phân công tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn cá nhân, tổ chức thể hiện phản ánh, kiến nghị bằng văn bản.
Xử lý phản ánh, kiến nghị trong trường hợp các cơ quan không thống nhất được phương án xử lý hoặc đã được các cơ quan khác trả lời nhưng người dân, doanh nghiệp không nhất trí và vẫn tiếp tục gửi phản ánh, kiến nghị?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT quy định về xử lý phản ánh, kiến nghị trong trường hợp các cơ quan không thống nhất được phương án xử lý hoặc đã được các cơ quan khác trả lời nhưng người dân, doanh nghiệp không nhất trí và vẫn tiếp tục gửi phản ánh, kiến nghị như sau:
“Điều 8. Phân loại và giao nhiệm vụ xử lý phản ánh, kiến nghị
1. Các phản ánh, kiến nghị không đúng nội dung, yêu cầu quy định tại Điều 5, các khoản 2, 3 và 5 Điều 6 Thông tư này, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm trả lời cho tổ chức, cá nhân việc không tiếp nhận và nêu rõ lý do.
2. Các phản ánh, kiến nghị chưa rõ nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung, làm rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.
3. Các phản ánh, kiến nghị đáp ứng các nội dung, yêu cầu quy định tại Điều 5, các khoản 2, 3 và 5 Điều 6 Thông tư này nhưng không thuộc thẩm quyền quyết định, phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm chuyển phản ánh, kiến nghị tới các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để xử lý, trả lời theo quy định của pháp luật và thông báo cho tổ chức, cá nhân được biết.
4. Các phản ánh, kiến nghị đáp ứng các nội dung, yêu cầu quy định tại Điều 5, các khoản 2, 3 và 5 Điều 6 Thông tư này thuộc thẩm quyền quyết định, phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm gửi các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ tiếp nhận, xử lý và trả lời theo quy định của pháp luật.
5. Các phản ánh, kiến nghị có liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải thuộc thẩm quyền của hai hay nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau nhưng các cơ quan này không thống nhất được phương án xử lý, hoặc đã được các cơ quan khác trả lời nhưng người dân, doanh nghiệp không nhất trí và vẫn tiếp tục gửi phản ánh, kiến nghị, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính tiếp nhận, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, đề xuất Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định và trả lời theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, trong trường hợp các phản ánh, kiến nghị có liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải thuộc thẩm quyền của hai hay nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau nhưng các cơ quan này không thống nhất được phương án xử lý, hoặc đã được các cơ quan khác trả lời nhưng người dân, doanh nghiệp không nhất trí và vẫn tiếp tục gửi phản ánh, kiến nghị thì:
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính tiếp nhận, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, đề xuất Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định và trả lời theo quy định của pháp luật.
Xử lý phản ánh, kiến nghị trong lĩnh vực giao thông vận tải thế nào khi các cơ quan không thống nhất được phương án xử lý? (Hình từ internet)
Quy định về quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị có liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT quy định về quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị có liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải như sau:
“Điều 9. Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị
1. Trên cơ sở các phản ánh, kiến nghị được Văn phòng Bộ chuyển thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc theo đường công văn hoặc thư điện tử công vụ kèm tệp tin văn bản có chữ ký số, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu, xử lý hoặc phối hợp xử lý phản ánh, kiến nghị theo quy trình được quy định tại Điều 14 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính).
2. Trường hợp phản ánh, kiến nghị liên quan tới nhiều cơ quan, đơn vị thì Văn phòng Bộ xác định đơn vị chủ trì và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý.”
Như vậy, trong trường hợp các phản ánh, kiến nghị có liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải thuộc thẩm quyền của hai hay nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau nhưng các cơ quan này không thống nhất được phương án xử lý thì:
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính tiếp nhận, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, đề xuất Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định và trả lời theo quy định của pháp luật.
Thông tư 18/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ 15/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?