Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm về quản lý chất lượng, tiến độ công trình dự án ngành giao thông vận tải?
Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý chất lượng, tiến độ công trình, dự án ngành giao thông vận tải?
Ngày 19/5/2023, Thủ tưởng ban hành Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2023 về lập lại trật tự, kỷ cương, khắc phục những bất cập đối với công tác tư vấn đầu tư xây dựng các công trình, dự án ngành GTVT.
Theo đó, Chính phủ nhận thấy trong thời gian qua, công tác tư vấn đầu tư xây dựng các công trình, dự án ngành giao thông vận tải còn bộc lộ một số bất cập, đặc biệt trong khảo sát, thiết kế; số liệu, thông tin khảo sát chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu chính xác; sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình chưa phù hợp với thực tế, dẫn đến rất nhiều dự án phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư, điều chỉnh vốn, tổng mức đầu tư, dự toán… ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả đầu tư dự án.
Mặc dù Bộ Giao thông vận tải đã có nhiều biện pháp khắc phục, kịp thời chấn chỉnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Để khắc phục những bất cập trong công tác tư vấn đầu tư xây dựng các công trình, dự án ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải:
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng;
- Đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về trình tự, thủ tục, quản lý chất lượng, tiến độ, quản lý chi phí.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các dự án chậm tiến độ; chấn chỉnh công tác lựa chọn tư vấn;
- Quản lý chặt chẽ hợp đồng tư vấn (lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, dự toán; thẩm tra; giám sát).
Bên cạnh đó, phải kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn, quản lý thầu phụ; xử lý nghiêm các hành vi chuyển nhượng thầu, bán thầu trái quy định của pháp luật; không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.
Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm về quản lý chất lượng, tiến độ công trình dự án ngành giao thông vận tải? (Hình từ internet)
Yêu cầu chấn chỉnh các công tác khảo sát và nghiệm thu theo đúng quy định phải không?
Cũng tại Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2023, Bộ Giao thông vận tải cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
Về công tác khảo sát:
- Kiểm tra chặt chẽ năng lực thực tế của đơn vị khảo sát so với hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất, bảo đảm chất lượng trong việc lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế (đầy đủ số liệu khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, đặc biệt tại các khu vực nền đất yếu, khu vực có điều kiện địa chất phức tạp…).
- Chấn chỉnh công tác khảo sát, đặc biệt khảo sát địa chất, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát, lưu ý khi khảo sát điều tra các mỏ vật liệu, bãi đổ thải phải khảo sát kỹ lưỡng về vị trí, trữ lượng, chất lượng, khả năng cung ứng của các mỏ, thủ tục khai thác, trữ lượng của các bãi đổ thải, đường vận chuyển, phương án sử dụng đường công vụ nội, ngoại tuyến đáp ứng yêu cầu của dự án; kiểm soát chất lượng hồ sơ, nghiệm thu đúng quy định của pháp luật.
- Tính toán chi phí giải phóng mặt bằng phải điều tra làm rõ diện tích, loại đất… thỏa thuận với địa phương về đơn giá, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, bảo đảm không làm tăng tổng mức đầu tư trong quá trình thực hiện.
Về tư vấn thiết kế:
- Nâng cao trách nhiệm, bảo đảm chất lượng trong công tác điều tra, khảo sát xây dựng gắn với nhu cầu vật liệu xây dựng (đất, đá, cát, sỏi), đánh giá tác động môi trường...;
- Yêu cầu thẩm định thiết kế, lựa chọn phương án kỹ thuật phải bảo đảm tính bền vững công trình, thích ứng biến đổi khí hậu.
- Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát tác giả theo quy định, kịp thời phối hợp với các chủ thể tham gia dự án để giải quyết các vấn đề liên quan đến điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công;
- Khắc phục kịp thời các tồn tại, hạn chế của hồ sơ đã được cơ quan chức năng chỉ ra trong quá trình thực hiện, kịp thời hoàn thiện hồ sơ thiết kế điều chỉnh để không làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về chất lượng công tác khảo sát, thiết kế;
- Nghiên cứu giải pháp thiết kế tối ưu, công nghệ phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn khu vực dự án;
- Công tác lập dự toán xây dựng công trình phải bảo đảm tính đúng, tính đủ…không làm tăng vốn trong quá trình thực hiện dự án.
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở theo đúng quy định của pháp luật.
Về tư vấn thẩm tra:
Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm yêu cầu về tính độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng; bố trí cán bộ đủ năng lực, phù hợp với quy mô, loại và cấp công trình; nâng cao chất lượng công tác thẩm tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra.
Về tư vấn giám sát:
- Hợp đồng tư vấn giám sát phải chặt chẽ, đầy đủ, xác định rõ trách nhiệm của tư vấn giám sát; có cơ chế xử phạt, xử lý nghiêm nhà thầu khi vi phạm hợp đồng, không giám sát chặt chẽ dẫn đến chất lượng công trình không bảo đảm. Kiểm soát chặt chẽ việc huy động nhân sự của tư vấn giám sát với hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất.
Thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm theo hợp đồng và quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và chủ đầu tư về những công việc được giao.
- Kiểm soát công tác thí nghiệm (bảo đảm phòng thí nghiệm hợp chuẩn, thí nghiệm viên đủ điều kiện năng lực thực hiện công việc, kết quả thí nghiệm bảo đảm chính xác, khách quan, minh bạch); thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu tuân thủ các điều khoản hợp đồng đã ký kết. Giám sát chặt chẽ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của vật tư, vật liệu và thiết bị sử dụng cho công trình, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của dự án.
- Kiểm tra, rà soát một số dự án đường cao tốc có cốt đường cao hơn bình thường làm tăng nhu cầu vật liệu đắp nền; xem xét kỹ lưỡng điều kiện thoát lũ, phù hợp dòng chảy; nghiên cứu phương án làm cầu cạn, hạ thấp cốt đường, thay hầm dân sinh bằng cầu vượt đường cao tốc ngay từ khi lập dự án để có các phương án sử dụng vật liệu xây dựng và mặt bằng thi công.
Bộ Xây dựng có trách nhiệm như thế nào theo Chỉ thị 13/CT-TTg?
Theo Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2023, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm đối với các nhiệm vụ sau:
- Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan ban hành hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành quy định quản lý chặt chẽ chi phí, định mức xây dựng, suất đầu tư phù hợp với từng khu vực; hướng dẫn, kiểm tra các địa phương công bố giá các loại vật liệu xây dựng thông thường, chỉ số giá đầy đủ, phù hợp với điều kiện thực tế, đúng quy định pháp luật.
- Ngoài ra, rà soát định mức, chi phí tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, quản lý dự án… bảo đảm tính đúng, tính đủ nhằm huy động, thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao trong điều kiện đặc thù của ngành giao thông vận tải.
Đồng thời, nghiên cứu định mức chi phí cho công tác thiết kế theo hạng mục công trình, không phụ thuộc vào chi phí xây dựng, tổng mức đầu tư, tránh việc các tư vấn lựa chọn các giải pháp thiết kế có chi phí đầu tư cao, nâng tổng mức đầu tư, không bảo đảm tính kinh tế, kỹ thuật.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động xây dựng (đối với nhà thầu nước ngoài)… của các tổ chức tư vấn, cá nhân trong và ngoài nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Ngoài ra, các nhiệm vụ nêu trên sẽ giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện Chỉ thị này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?