Xử lý kết quả giám định đối với kết quả giám định là tiền giả theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP như thế nào?
Xử lý kết quả giám định đối với kết quả giám định là tiền giả theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý kết quả giám định
1. Trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành giám định, cơ quan giám định thông báo kết quả giám định bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định.
Trường hợp kết quả giám định không phải tiền giả, cơ quan giám định hoàn trả hiện vật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định.
Trường hợp kết quả giám định là tiền giả, cơ quan giám định thực hiện thu giữ hiện vật và xử lý theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này. Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị giám định là cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân, cơ quan giám định hoàn trả lại hiện vật cho cơ quan, tổ chức đã yêu cầu giám định.
2. Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định, tổ chức đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả theo khoản 2 Điều 4 Nghị định này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có tiền giả, tiền nghi giả, kèm theo thông báo kết quả giám định của cơ quan giám định. Trường hợp kết quả giám định không phải là tiền giả, phải hoàn trả cho tổ chức, cá nhân.
Theo như quy định trên, việc xử lý kết quả giám định đối với kết quả giám định là tiền giả được thực hiện như sau:
- Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị giám định là cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân, cơ quan giám định hoàn trả lại hiện vật cho cơ quan, tổ chức đã yêu cầu giám định.
- Trường hợp kết quả giám định là tiền giả, cơ quan giám định thực hiện thu giữ hiện vật và xử lý theo các quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định 87/2023/NĐ-CP
Lưu ý: Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định, tổ chức đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 87/2023/NĐ-CP có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có tiền giả, tiền nghi giả, kèm theo thông báo kết quả giám định của cơ quan giám định.
Xử lý kết quả giám định đối với kết quả giám định là tiền giả theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP như thế nào? (Hình từ internet)
Đối tượng nào được giữ lại tiền giả là tư liệu nghiên cứu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định lưu giữ, đóng gói, bảo quản, giao nhận, vận chuyển tiền giả như sau:
Lưu giữ, đóng gói, bảo quản, giao nhận, vận chuyển tiền giả
1. Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước được giữ lại một số tiền giả làm tư liệu nghiên cứu. Tiền giả làm tư liệu nghiên cứu được phân loại, kiểm đếm để theo dõi, lưu giữ, bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng. Bộ trưởng Bộ Công an và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định số lượng, chủng loại và việc quản lý, sử dụng số tư liệu này.
2. Tiền giả được phân loại, kiểm đếm, sắp xếp, đóng gói, bảo quản, vận chuyển đảm bảo nguyên vẹn, an ninh, an toàn, tránh nhầm lẫn. Việc giao nhận tiền giả thực hiện theo tờ hoặc miếng, được ghi đầy đủ nội dung và ký giao, nhận biên bản theo mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các cơ quan liên quan trong việc đóng gói, bảo quản, giao nhận, vận chuyển tiền giả theo chức năng, thẩm quyền quản lý.
Theo như quy định trên, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước được giữ lại một số tiền giả làm tư liệu nghiên cứu.
Lưu ý: Tiền giả làm tư liệu nghiên cứu được phân loại, kiểm đếm để theo dõi, lưu giữ, bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng.
Bộ trưởng Bộ Công an và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định số lượng, chủng loại và việc quản lý, sử dụng số tư liệu này.
Các tổ chức, cá nhân có tiền giả thực hiện giao nộp tiền giả như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 87/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Giao nộp tiền giả
1. Các tổ chức, cá nhân có tiền giả thực hiện giao nộp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước nơi gần nhất hoặc giao nộp cho cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan để chuyển về Ngân hàng Nhà nước.
2. Việc giao nộp tiền giả được thể hiện bằng văn bản trong đó ghi rõ loại tiền, số lượng, mệnh giá, vần seri tiền giả giao nộp theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao nộp tiền giả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân có tiền giả thực hiện giao nộp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước nơi gần nhất hoặc giao nộp cho cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan để chuyển về Ngân hàng Nhà nước.
Nghị định 87/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 02/02/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?