Xóa án tích là gì? Viện kiểm sát kiểm sát việc Tòa án thực hiện thủ tục xóa án tích như thế nào?
Xóa án tích là gì?
Người bị kết án về hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự, sau khi chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách của án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp lịch thì được xóa án tích.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015, người được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án.
Theo quy định hiện hành thì có 3 trường hợp xóa án tích là đương nhiên xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.
Trong đó, đối với trường hợp bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ Luật Hình sự 2015 thì không được đương nhiên xóa án tích.
Xóa án tích là gì? Viện kiểm sát kiểm sát việc Tòa án thực hiện thủ tục xóa án tích như thế nào? (Hình từ internet)
Viện kiểm sát kiểm sát việc Tòa án thực hiện thủ tục xóa án tích như thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 259/QĐ-VKSTC 2023 quy định như sau:
Kiểm sát việc xóa án tích
1. Viện kiểm sát kiểm sát việc Tòa án thực hiện thủ tục xóa án tích theo quy định tại Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Viện kiểm sát phải có ý kiến bằng văn bản thể hiện rõ quan điểm về việc người chấp hành án đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được xóa án tích và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.
Văn bản quan điểm của Viện kiểm sát về việc xóa án tích thực hiện theo Mẫu số 75/TH ban hành kèm theo Quyết định số 259/QĐ-VKSTC.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Viện kiểm sát kiểm sát việc Tòa án thực hiện thủ tục xóa án tích như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự 2015 thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích.
- Những trường hợp quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Bộ luật hình sự 2015 thì việc xóa án tích do Tòa án quyết định. Người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.
Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
Viện kiểm sát phải có ý kiến bằng văn bản thể hiện rõ quan điểm về việc người chấp hành án đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được xóa án tích và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.
Trường hợp nào đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích?
Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các trường hợp đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích gồm có như sau:
- Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự 2015 khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015.
- Người bị kết án được xóa án tích trong trường hợp từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
+ 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
+ 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
+ 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
+ 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
- Người bị kết án được xóa án tích, trong trường hợp từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?