Xe máy và xe ô tô phạm lỗi vượt đèn đỏ có bị giữ bằng không? Nhận lại bằng lái xe khi bị giữ do vi phạm giao thông tại đâu?
Xe máy vi phạm lỗi vượt đèn đỏ có bị giữ bằng không?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bị thay thế bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, điểm đ bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
- Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
- Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;
- Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
- Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Ngoài ra, điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định trường hợp vi phạm điểm e khoản 4 Điều 6 sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Do đó, xe máy vi phạm lỗi vượt đèn đỏ tức là không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 và sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Xe máy và xe o tô phạm lỗi vượt đèn đỏ có bị giữ bằng không? Nhận lại bằng lái xe khi bị giữ do vi phạm giao thông tại đâu? (Hình từ internet)
Xe ô tô vi phạm lỗi vượt đèn đỏ có bị giữ bằng không?
Căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bị thay thế bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, điểm h bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
- Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
- Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
- Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
- Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định, trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều quy định tại điểm g khoản 3 Điều này; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
- Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
Ngoài ra, điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định trường hợp vi phạm điểm a khoản 5 Điều 5 sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Do đó, xe ô tô vi phạm lỗi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Lấy lại bằng lái xe khi bị cảnh sát giao thông giữ ở đâu?
Theo đó, khoản 2 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định việc tạm giữ bằng lái xe phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội quyết định xử phạt được thi hành.
Nếu thuộc trường hợp được nộp phạt nhiều lần thì sau khi nộp tiền phạt lần đầu sẽ được nhận lại bằng lái xe.
Do vậy, để lấy lại bằng lái xe khi bị cảnh sát giao thông giữ, người vi phạm phải nộp phạt vi phạm giao thông.
Sau khi nộp phạt xong thì sẽ nhận được biên lai thu tiền, tiếp đó mang biên lai này đến Phòng cảnh sát giao thông, đội cảnh sát giao thông… được ghi trong Quyết định xử phạt để xuất trình, lấy lại giấy phép lái xe bị giữ.
Như vậy, muốn nhận lại giấy phép lái xe bị tạm giữ, người vi phạm hoặc người được ủy quyền phải đến cơ quan ra quyết định xử phạt để nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?