Xe máy rẽ phải khi đèn đỏ phạt bao nhiêu năm 2022? Những trường hợp nào được phép rẽ phải khi gặp đèn đỏ?
Trường hợp nào được rẽ phải khi đèn đỏ?
Theo khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về tín hiệu đèn giao thông như sau:
Hệ thống báo hiệu đường bộ
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Như vậy, theo quy định, tín hiệu đỏ là cấm đi. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện vẫn được phép rẽ phải khi gặp đèn đỏ khi:
(1) Có hiệu lệnh cho phép rẽ phải của Cảnh sát giao thông.
(2) Có đèn báo hiệu hình mũi tên chuyển màu xanh, cho phép rẽ phải được lắp đặt kèm theo đèn tín hiệu giao thông:
(3) Có biển báo phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ.
(4) Có vạch mắt võng bố trí ở làn đường trong cùng bên phải.
(5) Có tiểu đảo phân luồng cho phép rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.
Xe máy rẽ phải khi đèn đỏ phạt bao nhiêu năm 2022? Những trường hợp nào được phép rẽ phải khi gặp đèn đỏ?
Xe máy rẽ phải khi đèn đỏ bị phạt bao nhiêu năm 2022?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi rẽ phải khi đèn đỏ như sau:
Như vậy, xe máy rẽ phải khi đèn đỏ phạt sẽ bị phạt đến 1.000.000 đồng.
Những trường hợp nào được phép rẽ phải khi gặp đèn đỏ?
Theo Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu như sau:
Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
4.1. Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
4.1.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
4.1.2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
4.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
4.1.4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
4.2. Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.
Như vậy, theo quy định khi tham gia giao thông khi gặp đèn đỏ thì các phương tiện phải dừng lại theo quy định chỉ trong một số trường hợp được cho phép nêu trên thì người tham gia giao thông mới được rẽ phải.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 212606 cán bộ công chức cấp xã (có và chưa có bằng đại học) được giữ nguyên số lượng biên chế, bảo lưu lương theo Tờ trình 920?
- Lời dẫn chương trình văn nghệ 30 4? Chủ đề văn nghệ 30 4 kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước? Ngày Giải phóng miền Nam là ngày lễ lớn?
- Cổng Đấu giá tài sản quốc gia, trang thông tin đấu giá trực tuyến cần đảm bảo yêu cầu và điều kiện gì?
- Tổng hợp bài kể chuyện sáng tạo câu chuyện Một sáng thu xưa lớp 5? Viết bài văn kể sáng tạo lớp 5?
- Ngày 13 4 là ngày gì, thứ mấy? Ngày 13 4 bao nhiêu âm? Ngày 13 4 cung gì? Ngày 13 4 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam không?