Xác định tài sản chung của vợ chồng như thế nào? Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những gì?
Xác định tài sản chung của vợ chồng như thế nào?
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì tài sản chung của vợ chồng như sau:
(1) Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh
(2) Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung
(3) Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Tức hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung, trừ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Trong đó, Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng được định nghĩa tại Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, cụ thể:
- Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
- Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
(4) Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân
Tại Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có nêu rõ về thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân như sau:
- Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
- Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
- Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
(5) Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Tại Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu rõ như sau:
- Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Trong đó chế độ tài sản theo thỏa thuận được quy định tại các Điều 47, 48, 49, 50 và 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và hướng dẫn tại Mục 3 Nghị định 126/2014/NĐ-CP
(6) Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Lưu ý:
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Xác định tài sản chung của vợ chồng như thế nào? Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu rõ như sau:
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Theo như quy định trên thì việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp:
- Bất động sản;
- Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
- Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu rõ việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
- Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp:
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
+ Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
++ Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
++ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
++ Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
++ Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
++ Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
++ Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?