Vợ sinh con không tham gia BHXH, chồng tham gia BHXH nhưng xin nghỉ không hưởng lương và không tham gia BHXH vào tháng vợ sinh con thì có được nhận trợ cấp một lần khi sinh con không?
- Vợ sinh con không tham gia BHXH chỉ có chồng tham gia BHXH tuy nhiên chồng lại xin nghỉ không hưởng lương và không tham gia BHXH vào tháng vợ sinh con vậy có được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con không?
- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ mấy ngày để đi khám thai?
- Lao động nữ đi triệt sản được nghỉ bao nhiêu ngày?
Vợ sinh con không tham gia BHXH chỉ có chồng tham gia BHXH tuy nhiên chồng lại xin nghỉ không hưởng lương và không tham gia BHXH vào tháng vợ sinh con vậy có được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
c) Trường hợp người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản này thì người cha được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội.
d) Việc xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với người lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
3. Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội.
Căn cứ tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Như vậy theo những quy định trên trường hợp vợ sinh con không tham gia BHXH chỉ có chồng tham gia BHXH thì chồng sẽ nhận được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng mà vợ sinh con cho mỗi con.
Lương cơ sở là mức lương do pháp luật quy định. Do đó, trường hợp người chống có nghỉ việc không hưởng lương tại tháng mà vợ sinh con thì cũng không ảnh hưởng đến mức lương cơ sở để làm căn cứ tính trợ cấp 01 lần.
Do đó, người chồng vẫn sẽ nhận được trợ câp một lần trong trường hợp này.
Vợ sinh con không tham gia BHXH, chồng tham gia BHXH nhưng xin nghỉ không hưởng lương và không tham gia BHXH vào tháng vợ sinh con thì có được nhận trợ cấp một lần khi sinh con không? (Hình từ Internet)
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ mấy ngày để đi khám thai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy theo quy định trên trong thời gian mang thai, ngày nghỉ để đi khám thai được tính như sau:
- Đối lao động nữ đi khám thai ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xa, có bệnh lý hoặc thai không bình thường: được nghỉ tổng cộng 10 ngày để khám thai không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần (khám thai 05 lần, mỗi lần 02 ngày).
- Đối với các trường hợp còn lại: được nghỉ tổng cộng 05 ngày để khám thai không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần (khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày).
Lao động nữ đi triệt sản được nghỉ bao nhiêu ngày?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy theo quy định trên lao động nữ đi triệt sản được nghỉ 15 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?
- Lời dẫn chương trình Tết cho trẻ mầm non năm Ất Tỵ 2025? Lời dẫn chương trình lễ hội mùa xuân cho trẻ mầm non 2025?
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cấp cho tổ chức nào? Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bị thu hồi khi nào?