Vợ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn kinh doanh khi chồng mất tích hay không?
- Điều kiện người vợ có thể thế chấp quyền sử dụng đất là gì?
- Vợ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn kinh doanh khi chồng mất tích hay không?
- Hồ sơ để người vợ thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn kinh doanh khi chồng mất tích như thế nào?
Điều kiện người vợ có thể thế chấp quyền sử dụng đất là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người vợ có thể thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn kinh doanh khi có đủ điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Vợ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn kinh doanh khi chồng mất tích hay không? (Hình từ Internet)
Vợ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn kinh doanh khi chồng mất tích hay không?
Căn cứ Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác lập đại diện giữa vợ và chồng như sau:
Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng
1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.
Theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng như sau:
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Tại Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.
Theo khoản 20 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích nhu cầu thiết yếu như sau:
Giải thích từ ngữ
...
20. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.
Theo quy định trên, nếu việc thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn kinh doanh được coi là nhu cầu sinh hoạt thiết yếu. Ví dụ như vay vốn để kinh doanh kiếm tiền duy trì sinh hoạt hằng ngày, ăn, ở, học tập,...thì người vợ có thể thế chấp quyền sử dụng đất và được coi là đã có sự đồng ý của chồng.
Theo quy định của pháp luật dân sự thì một người được xem là mất tích khi đã có quyết định tuyên bố mất tích của tòa án. Và tài sản chung của người bị tuyên bố mất tích sẽ do chủ sở hữu chung còn lại quản lý.
Nếu không thuộc hai trường hợp trên thì phải có văn bản ủy quyền của người chồng cho người vợ thì người vợ mới có thể đại diện ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn.
Cho nên, trong trường hợp người chồng đang mất tích mà vợ muốn thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì chỉ có thể thực hiện trong trường hợp là để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hoặc thực hiện theo thảo thuận của hai người đã có trước đó.
Hồ sơ để người vợ thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn kinh doanh khi chồng mất tích như thế nào?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, hồ sơ người vợ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn kinh doanh khi chồng bị mất tích gồm các giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính).
– Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
– Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc một trong các loại giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013;
– Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực hoặc 1 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
– Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau đây:
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (1 bản chính hoặc 1 bản sao có chứng thực hoặc 1 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
+ Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 Nghị định 102/2017/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?