Viết đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực trong cuộc sống, tiêu cực chọn lọc? Dẫn chứng về thái độ sống tích cực?

Viết đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực trong cuộc sống, tiêu cực chọn lọc? Dẫn chứng về thái độ sống tích cực?

Viết đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực trong cuộc sống hoặc tiêu cực chọn lọc?

Viết đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực trong cuộc sống hoặc tiêu cực chọn lọc như sau:

TÍCH CỰC

BÀI 1

Suy nghĩ tích cực trong cuộc sống là chìa khóa giúp đỡ con người vượt qua thử thách, tìm thấy niềm vui và ý nghĩa ở mỗi chặng đường. Thái độ sống lạc quan có thể giúp ta biến khó khăn thành động lực. Ví dụ, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là minh chứng thể hiện sức mạnh của suy nghĩ tích cực. Mặc dù bị liệt hai tay từ nhỏ, nhưng thầy không nản lòng mà thay vào đó, luôn lạc quan, tập viết bằng chân ước mơ học tập mãnh liệt và trở thành người thầy truyền cảm ngẫu hứng cho biết bao thế hệ học trò. Hay như Nick Vujicic – một người không có tứ chi nhưng với ý chí kiên cường và tư duy tích cực, anh đã lan tỏa niềm tin vào cuộc sống cho hàng triệu người trên thế giới. Suy nghĩ tích cực không chỉ giúp con người mạnh mẽ hơn, mà còn ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh, tạo ra một xã hội gắn kết và tốt đẹp hơn. Khi duy trì tư duy tích cực, ta có thể đương đầu với cuộc sống bằng sự tự tin, đón nhận mọi điều xảy ra với tâm thế chủ động.

BÀI 2

Suy nghĩ tích tích cực trong cuộc sống không chỉ là yếu tố tạo nên hạnh phúc cá nhân mà còn là nền tảng giúp con người vượt qua thử thách, khó khăn. Khi đối mặt với những biến cố, thay vì bi quan hay tự ti, việc duy trì tư duy tích cực sẽ giúp ta xem xét nhận định vấn đề một cách lạc quan và tìm kiếm cơ hội từ nghịch cảnh. Suy nghĩ tích cực như một nguồn sức mạnh tinh thần, giúp con người giữ niềm tin, khơi dậy sự kiên cường và khả năng vượt lên chính mình. Thực tế đã cho thấy, những người sống tích cực không chỉ giảm bớt căng thẳng mà còn cải thiện sức khỏe, duy trì sự cân bằng trong cuộc sống và cảm thấy hài lòng hơn với những gì mình đang có. Điều này còn lan tỏa tinh thần lạc quan cho người xung quanh, tạo môi trường sống và làm việc hòa hợp, vui vẻ. Bằng cách hướng tâm trí đến những điều tích cực, trân trọng hiện tại và không ngừng phát triển bản thân, chúng ta có thể xây dựng cuộc sống đầy ý nghĩa, trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

TIÊU CỰC

BÀI 1

Suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống có thể là một rào cản lớn, ngăn cản chúng ta đạt được ước mơ và hạnh phúc. Khi đối diện với khó khăn, những người mang suy nghĩ tiêu cực thường cảm thấy bất lực và dễ dàng bỏ qua. Trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo, một nông dân lương thiện, với hoàn cảnh và đối xử bất công đưa vào con đường bi kịch. Sự tiêu cực đã biến anh thành người say rượu, sống mặc nhiên với đời và không còn hy vọng. Điều này cho thấy, suy nghĩ tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân mà còn tác động đến các mối quan hệ xung quanh. Khi chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy của sự chán nản và bi quan, ta dễ dàng đánh mất cơ hội học hỏi và phát triển bản thân. Hơn nữa, tư duy tiêu cực cũng có thể lan tỏa, ảnh hưởng đến những người xung quanh, tạo ra một môi trường tiêu cực. Do đó, nhận thức được tác động của suy nghĩ cực đoan là điều cần thiết để chúng ta có thể thay đổi, hướng tới cuộc sống tích cực.

BÀI 2

Suy nghĩ tiêu cực là một trạng thái tâm lý có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và hành động của con người. Khi rơi vào tư duy tiêu cực, chúng ta thường tập trung vào những điều xấu, cảm thấy bất mãn với bản thân và hoàn cảnh xung quanh. Ví dụ như một sinh viên gặp khó khăn trong học tập có thể nghĩ rằng mình không đủ thông minh hoặc không xứng đáng có thành công, từ đó dẫn đến việc bỏ cuộc hoặc không cố gắng vượt qua. Điều này không chỉ cản trở sự phát triển của cá nhân mà còn tạo ra một vòng luẩn quẩn nỗi lo âu và sự thiếu tự tin. Hơn nữa, suy tiêu cực có thể lan truyền và ảnh hưởng đến những người xung quanh, tạo ra môi trường thiếu động lực. Khi sống trong trạng thái tâm lý tiêu cực, chúng ta dễ dàng trở nên bi quan, mất đi sự tự tin với cuộc sống và không thể nhìn thấy cơ hội từ những thử thách trước. Để vượt qua những suy nghĩ tiêu cực, việc nhận thức và thay đổi tư duy trở nên vô cùng quan trọng.

Viết đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực trong cuộc sống hoặc tiêu cực chọn lọc tham khảo như trên.

Viết đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực trong cuộc sống, tiêu cực chọn lọc? Dẫn chứng về thái độ sống tích cực?

Viết đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực trong cuộc sống, tiêu cực chọn lọc? Dẫn chứng về thái độ sống tích cực? (Hình từ Internet)

Dẫn chứng về thái độ sống tích cực?

Dẫn chứng về thái độ sống tích cực như sau:

(1) Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng về thái độ sống tích cực. Bị liệt hai tay từ nhỏ và không thể đến trường như bạn bè cùng trang lứa, nhưng thầy không để hoàn cảnh làm mất đi niềm tin hay bỏ cuộc. Trong thầy luôn vững vàng, cháy bỏng với ước mơ được cắp sách đến trường. Với sự lạc quan và ý chí phi thường, thầy đã vượt qua mặc cảm, nỗ lực tập viết bằng chân, dù không ít lần phải chịu đựng những cơn đau tê tái từ chuột rút. Chính ý chí này đã giúp thầy vượt qua khó khăn, ngịch cảnh về trở thành thầy giáo mẫu mực.

(2) Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta. Với những thành công như vậy, ông đã khiến người đời nể phục lòng hiếu học của ông. Cuộc sống thuở nhỏ của Nguyễn Hiền cũng rất khó khăn khi cha ông mất sớm và cùng với mẹ ở một ngôi chùa. Vốn trời phú thông minh, Nguyễn Hiền và nghị lực phi thường và những tích cực trong cuộc sống Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên, trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Hiền không chỉ là minh chứng cho thái độ sống tích cực mà còn là minh chứng cho việc hoàn cảnh không thể cản trở bước đi của người có ý chí và hãy quyết tâm học hỏi.

(3) Nick Vujicic – sinh ra đã không có tứ chi, trong những năm đầu cuộc đời, anh đã phải đối mặt với sự chế giễu của những người xung quanh, sự từ chối nhận học của nhiều trường, rơi vào trầm cảm tồi tệ và nhiều lần có ý định từ bỏ cuộc sống. Thế rồi anh nhận ra trên thế giới này không phải chỉ có mình anh chịu những thiệt thòi, bất hạnh đó, anh dần chấp nhận khuyết tật của bản thân mà có suy nghĩ vô cùng tích cực rằng “Chúa đã tạo ra anh ắt có dụng ý nào đó và sẽ không để anh trở nên vô dụng mãi” “tôi được sinh ra không phải là một sự trừng phạt mà là sự sáng tạo đặc biệt của Chúa để Chúa hiển lộ những công việc đặc biệt của Người qua tôi”. Nick dần tìm ra cách sống một cuộc sống đầy đủ mà không có tứ chi, học được thành thạo những kỹ năng đời thường mà một người bình thường thực hiện dễ dàng. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kép, trở thành nhà diễn thuyết và tuyên truyền động lực nổi tiếng, thành đại sứ của nghị lực phi thường, anh đã đem đến cho biết bao con người niềm tin, ý chí, nghị lực đối với bản thân họ, đối với cuộc sống này.

*Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.

Quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ra sao?

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ quan điểm xây dựng Chương trình GDPT môn Ngữ Văn như sau:

Chương trình môn Ngữ văn tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:

- Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.

- Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.

- Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.

- Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
2 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào