Việc xử lý tài sản gắn liền với đất được chuyển giao trong thi hành án dân sự thực hiện như thế nào?
- Việc cưỡng chế đối với vật đặc định trong thi hành án dân sự được thực hiện như thế nào?
- Việc xử lý tài sản gắn liền với đất được chuyển giao trong thi hành án dân sự thực hiện như thế nào?
- Thực hiện cưỡng chế giao, trả giấy tờ trường hợp giấy tờ không thể thu hồi được nhưng có thể cấp lại như thế nào?
Việc cưỡng chế đối với vật đặc định trong thi hành án dân sự được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 114 Luật thi hành án dân sự 2008 (điểm c khoản 1 Điều 114 Luật thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 38 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định việc cưỡng chế đối với vật đặc định trong thi hành án dân sự được thực hiện như sau:
- Đầu tiên, chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng trả vật cho người được thi hành án; nếu người đó không thi hành thì Chấp hành viên thu hồi vật để trả cho người được thi hành án.
- Tiếp theo, trường hợp vật phải trả giảm giá trị mà người được thi hành án không đồng ý nhận thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thoả thuận việc thi hành án. Việc thi hành án được thực hiện theo thoả thuận.
Trường hợp đương sự không thoả thuận được thì Chấp hành viên cưỡng chế trả vật cho người được thi hành án. Đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết về thiệt hại do vật phải trả bị giảm giá trị.
- Đối với trường hợp vật không còn hoặc bị hư hỏng đến mức không sử dụng được mà đương sự có thỏa thuận khác về việc thi hành án thì Chấp hành viên thi hành theo thỏa thuận.
Trường hợp đương sự không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết về thiệt hại do vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không sử dụng được.
Việc xử lý tài sản gắn liền với đất được chuyển giao trong thi hành án dân sự thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc xử lý tài sản gắn liền với đất được chuyển giao trong thi hành án dân sự thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 117 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định xử lý tài sản gắn liền với đất được chuyển giao như sau:
Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
1. Trường hợp bản án, quyết định tuyên nghĩa vụ chuyển giao quyền sử dụng đất thì Chấp hành viên tổ chức giao diện tích đất cho người được thi hành án.
Khi tiến hành giao đất phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất được chuyển giao.
2. Việc xử lý tài sản gắn liền với đất được chuyển giao thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp tài sản gắn liền với đất hình thành sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản đó tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao cho người được thi hành án. Nếu người có tài sản không thực hiện thì Chấp hành viên cưỡng chế tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Chi phí cưỡng chế do người có tài sản chịu.
Trường hợp người có tài sản gắn liền với đất từ chối nhận tài sản thì Chấp hành viên lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản, giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản.
Hết thời hạn thông báo mà người có tài sản không đến nhận thì tài sản được xử lý theo quy định tại Điều 126 của Luật này;
b) Trường hợp tài sản gắn liền với đất có trước khi có bản án, quyết định sơ thẩm nhưng bản án, quyết định được thi hành không tuyên rõ việc xử lý đối với tài sản đó thì cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu Toà án đã ra bản án, quyết định giải thích rõ việc xử lý đối với tài sản hoặc đề nghị Toà án có thẩm quyền xem xét lại nội dung bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
3. Việc cưỡng chế giao quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá hoặc cho người nhận quyền sử dụng đất để trừ vào số tiền được thi hành án được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy theo quy định trên việc xử lý tài sản gắn liền với đất được chuyển giao thực hiện trong thi hành án dân sự thực hiện như sau:
- Đầu tiên, trường hợp tài sản gắn liền với đất hình thành sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì:
+ Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản đó tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao cho người được thi hành án.
+ Nếu người có tài sản không thực hiện thì Chấp hành viên cưỡng chế tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác.
Lưu ý: Chi phí cưỡng chế do người có tài sản chịu.
+ Trường hợp người có tài sản gắn liền với đất từ chối nhận tài sản thì Chấp hành viên:
++ Lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản.
++ Giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự.
++ Thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản.
Hết thời hạn thông báo mà người có tài sản không đến nhận thì tài sản được xử lý theo quy định tại Điều 126 Luật thi hành án dân sự 2008.
- Ngoài ra, trường hợp tài sản gắn liền với đất có trước khi có bản án, quyết định sơ thẩm nhưng bản án, quyết định được thi hành không tuyên rõ việc xử lý đối với tài sản đó thì cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu Toà án đã ra bản án, quyết định giải thích rõ việc xử lý đối với tài sản hoặc đề nghị Toà án có thẩm quyền xem xét lại nội dung bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Thực hiện cưỡng chế giao, trả giấy tờ trường hợp giấy tờ không thể thu hồi được nhưng có thể cấp lại như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 116 Luật thi hành án dân sự 2008 (được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định như sau:
Cưỡng chế giao, trả giấy tờ
1. Trường hợp người phải thi hành án không giao, trả giấy tờ cho người được thi hành án theo nội dung bản án, quyết định thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc người phải thi hành án giao, trả giấy tờ đó.
Trường hợp xác định người thứ ba đang giữ giấy tờ phải giao, trả thì Chấp hành viên yêu cầu người đó giao, trả giấy tờ đang giữ, nếu người thứ ba không tự nguyện giao, trả thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc người đó giao, trả giấy tờ để thi hành án.
2. Trường hợp giấy tờ không thể thu hồi được nhưng có thể cấp lại thì Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định hủy giấy tờ đó và cấp giấy tờ mới cho người được thi hành án, người trúng đấu giá tài sản thi hành án.
3. Trường hợp không thu hồi được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và giấy tờ về tài sản khác thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 106 của Luật này.
4. Trường hợp giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại thì việc thi hành án được xử lý theo quy định tại Điều 44a của Luật này.
Như vậy theo quy định trên thực hiện cưỡng chế giao, trả giấy tờ trường hợp giấy tờ không thể thu hồi được nhưng có thể cấp lại như sau:
Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định hủy giấy tờ đó và cấp giấy tờ mới cho người được thi hành án, người trúng đấu giá tài sản thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?