Việc lập dự án bố trí ổn định dân cư tập trung được thực hiện theo quy định tại Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao?
- Việc lập dự án bố trí ổn định dân cư tập trung được thực hiện theo quy định tại Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao?
- Chương trình Bố trí dân cư các vùng Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 có những quan điểm, nguyên tắc nào?
- Đối tượng của Chương trình Bố trí dân cư các vùng Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 là gì?
Việc lập dự án bố trí ổn định dân cư tập trung được thực hiện theo quy định tại Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT có thể hiểu bố trí ổn định dân cư tập trung là di chuyển hộ gia đình, cá nhân đến điểm tái định cư tập trung thành lập điểm dân cư mới.
Theo đó, việc lập dự án bố trí ổn định dân cư tập trung được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT như sau:
(1) Các dự án bố trí ổn định dân cư tập trung:
- Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai;
- Dự án bố trí ổn định dân cư vùng biên giới, hải đảo;
- Dự án bố trí ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn;
- Dự án bố trí ổn định dân di cư tự do, khu rừng đặc dụng;
- Trường hợp trên một địa bàn có nhiều đối tượng cần bố trí ổn định dân cư tập trung, như: Vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng thì xây dựng dự án bố trí ổn định dân cư tập trung kết hợp nhiều đối tượng và lấy đối tượng có số hộ nhiều nhất để gọi tên theo 1 trong 4 loại dự án nêu trên.
(2) Nội dung dự án bố trí ổn định dân cư tập trung theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT.
(3) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án bố trí ổn định dân cư tập trung theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
(4) Trường hợp thực hiện dự án bố trí ổn định dân cư khẩn cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Ngân sách nhà nước 2015, Điều 42 Luật Đầu tư công 2019 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Việc lập dự án bố trí ổn định dân cư tập trung được thực hiện theo quy định tại Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Chương trình Bố trí dân cư các vùng Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 có những quan điểm, nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Điều 1 Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 quan điểm, nguyên tắc của Chương trình như sau:
- Bố trí ổn định dân cư phù hợp với các quy hoạch các cấp theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng và các quy hoạch có liên quan.
- Bố trí ổn định dân cư là mục tiêu, đồng thời là giải pháp để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái, tài nguyên nước. Bố trí ổn định dân cư tập trung, có trọng điểm, đảm bảo kết cấu hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất để người dân đến nơi ở mới có điều kiện sống ổn định lâu dài; hướng tới hình thành các điểm dân cư đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; phù hợp với phong tục, tập quán văn hóa của từng dân tộc.
- Bố trí ổn định dân cư là trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền địa phương. Hộ gia đình, cá nhân bố trí ổn định theo quy hoạch, kế hoạch được Nhà nước hỗ trợ về di chuyển (nếu có) và các điều kiện để ổn định đời sống, phát triển bền vững cộng đồng dân cư. Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung thuộc Chương trình theo quy định và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để thực hiện Chương trình.
- Việc bố trí ổn định dân cư chủ yếu trên địa bàn trong xã, huyện, tỉnh. Trường hợp cần thiết có nhu cầu di dân đi ngoài tỉnh, cần thống nhất tỉnh có dân đi và tỉnh có dân đến để bố trí theo quy hoạch. Ưu tiên thực hiện bố trí dân cư xen ghép là chủ yếu, kết hợp với di dân tập trung và ổn định tại chỗ.
Đối tượng của Chương trình Bố trí dân cư các vùng Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Mục I Điều 1 Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 đối tượng của Chương trình là:
Hộ gia đình, cá nhân được bố trí ổn định theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:
(1) Hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, đất ở do sạt lở đất, sụt lún đất, lốc, lũ, lũ quét; hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sạt lở đất, sụt lún đất, lốc, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng.
(2) Hộ gia đình, cá nhân sống ở vùng đặc biệt khó khăn, thiếu đất, nước để sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu; du cư trên đầm phá, các làng chài trên sông nước, ô nhiễm môi trường.
(3) Hộ gia đình, cá nhân tự nguyện đến các vùng biên giới đất liền, Khu kinh tế - quốc phòng, hải đảo.
(4) Hộ gia đình, cá nhân đã di cư tự do đến các địa bàn trong cả nước không theo quy hoạch, kế hoạch, đời sống còn khó khăn; hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu rừng đặc dụng cần phải bố trí, ổn định lâu dài.
(5) Cộng đồng dân cư nơi tiếp nhận người dân tái định cư tập trung, xen ghép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?