Việc lập chứng từ kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ phải đảm bảo yêu cầu gì?
Chứng từ kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 99/2021/TT-BTC quy định như sau:
Nội dung của chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ vay, trả nợ nước ngoài phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 16 của Luật Kế toán 2015.
2. Chứng từ kế toán đối với vay, trả nợ nước ngoài cần có đầy đủ thông tin để hạch toán theo tài khoản kế toán và mã hạch toán chi tiết có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế. Trường hợp cần thiết, căn cứ vào các chứng từ, hồ sơ vay, trả nợ, kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán đảm bảo đầy đủ các thông tin để thực hiện hạch toán theo quy định.
Như vậy theo quy định trên chứng từ kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ là những giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ vay, trả nợ nước ngoài phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Việc lập chứng từ kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 99/2021/TT-BTC quy định như sau:
Lập chứng từ kế toán
1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài đều phải lập chứng từ kế toán; chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
2. Yêu cầu đối với việc lập chứng từ kế toán
a) Trên chứng từ kế toán phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung theo quy định. Đối với chứng từ lập trên giấy, chữ viết trên chứng từ phải cùng một nét chữ, ghi rõ ràng, thể hiện đầy đủ, đúng nội dung phản ánh, không được tẩy xoá; khi viết phải dùng cùng một màu mực, loại mực không phai; không viết bằng mực đỏ.
b) Về ghi số tiền bằng số và bằng chữ trên chứng từ: Số tiền viết bằng chữ phải khớp đúng với số tiền viết bằng số; số tiền tổng số phải bằng tổng các số tiền chi tiết cộng lại; chữ cái đầu tiên phải viết bằng chữ in hoa, những chữ còn lại không được viết bằng chữ in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác không được viết tắt, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ.
c) Đối với chứng từ lập trên giấy, chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ in sẵn thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo chứng từ viết sai.
d) Yếu tố ngày, tháng, năm của chứng từ phải viết bằng số.
3. Trường hợp sử dụng chứng từ kế toán dưới hình thức chứng từ điện tử, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc lập, mã hóa, luân chuyển, lưu trữ chứng từ điện tử và khai thác dữ liệu điện tử.
Như vậy theo quy định trên việc lập chứng từ kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Trên chứng từ kế toán phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung theo quy định. Đối với chứng từ lập trên giấy, chữ viết trên chứng từ phải cùng một nét chữ, ghi rõ ràng, thể hiện đầy đủ, đúng nội dung phản ánh, không được tẩy xoá; khi viết phải dùng cùng một màu mực, loại mực không phai; không viết bằng mực đỏ.
- Về ghi số tiền bằng số và bằng chữ trên chứng từ: Số tiền viết bằng chữ phải khớp đúng với số tiền viết bằng số; số tiền tổng số phải bằng tổng các số tiền chi tiết cộng lại; chữ cái đầu tiên phải viết bằng chữ in hoa, những chữ còn lại không được viết bằng chữ in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác không được viết tắt, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ.
- Đối với chứng từ lập trên giấy, chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ in sẵn thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo chứng từ viết sai.
- Yếu tố ngày, tháng, năm của chứng từ phải viết bằng số.
Việc lập chứng từ kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ phải đảm bảo yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Quy định đối với ký chứng từ kế toán được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 99/2021/TT-BTC quy định đối với ký chứng từ kế toán như sau:
- Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất.
- Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
- Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử, chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Một người chỉ được phép ký một chức danh theo một quy trình phê duyệt trên một chứng từ hoặc một bộ chứng từ kế toán.
- Cục trưởng Cục QLN và TCĐN quy định việc xác nhận của bộ phận nghiệp vụ trước khi chuyển đến kế toán đối với tài liệu có liên quan đến việc nhận, trả nợ vay nước ngoài trong trường hợp tài liệu được in ra từ email hoặc phần mềm DMFAS được chuyển đến bộ phận kế toán để kế toán lập chứng từ hạch toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?