Việc cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được thực hiện theo quy trình nào?
- Việc cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của người nộp thuế được thực hiện theo quy trình nào?
- Việc lập danh sách người bị cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được thực hiện như thế nào?
- Quyết định cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được gửi cho ai?
Việc cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của người nộp thuế được thực hiện theo quy trình nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Phần B Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 có nêu quy trình cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của người nộp thuế được thực hiện theo quy trình như sau:
- Bước 1: Lập danh sách người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế
- Bước 2: Thu thập và xác minh thông tin của người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế
- Bước 3: Lập danh sách người nộp thuế phải cưỡng chế
- Bước 4: Ban hành quyết định cưỡng chế
- Bước 5: Gửi và công khai quyết định cưỡng chế
- Bước 6: Tổ chức thực hiện
Việc cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được thực hiện theo quy trình nào?
Việc lập danh sách người bị cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được thực hiện như thế nào?
Căn cứ điểm 2.1 tiểu mục 2 Mục II Phần B Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 có quy định quy trình cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế thực hiện lập hai danh sách bao gồm:
- Danh sách người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế;
- Danh sách người nộp thuế phải cưỡng chế;
Đối với việc lập danh sách người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế:
- Về cơ sở để lập danh sách NNT chuẩn bị cưỡng chế:
NNT là cá nhân có tiền thuế nợ được hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập từ cơ quan, tổ chức mà cá nhân thuộc biên chế hoặc cơ quan, tổ chức mà cả nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 6 tháng trở lên hoặc cơ quan, chức chi trả trợ cấp hưu trí, mất sức thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Cá nhân không mở tài khoản tại KBNN, NHTM, TCTD khác hoặc cơ quan thuế đã gửi văn bản xác minh thông tin về tài khoản nhưng NNT bị cưỡng chế, KBNN, NHTM, TCTD khác không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin.
+ Cá nhân có mở tài khoản tại KBNN, NHTM, TCTD khác, cơ quan thuế đã ban hành QĐCC trích tiền từ tài khoản nhưng đến ngày lập danh sách số tiền thuế nợ bị cưỡng chế chưa được nộp đủ vào NSNN.
+ Cá nhân đang bị cơ quan thuế áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế sau đây: Ngừng sử dụng hóa đơn; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; Thu tiền, tài sản khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ; Hoặc NNT đang trong thời gian bị cơ quan thuế có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành quyết định thu hồi.
+ Cá nhân có tiền thuế nợ, có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
- Về lập danh sách:
+ Hằng tháng, công chức thực hiện rà soát CSDL của cơ quan thuế và các văn bản, tài liệu do các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp để cập nhật vào danh sách NNT chuẩn bị cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập (mẫu số 02-1/DS-TL ban hành kèm theo quy trình này).
+ Căn cứ danh sách NNT chuẩn bị cưỡng chế (mẫu số 02-1/DS-TL), bộ phận cưỡng chế nợ thuế có thể phối hợp với bộ phận thanh tra kiểm tra, bộ phận quản lý các khoản thu về đất và các bộ phận có liên quan để rà soát, xác định chính xác số tiền thuế nợ của NNT.
Còn đối với danh sách người nộp thuế phải cưỡng chế:
Các chủ thể có trách nhiệm dự trên cơ sở danh sách NNT chuẩn bị cưỡng chế (mẫu 02-1/DS-TL) và các thông tin đã thu thập, xác minh, công chức lập danh sách NNT phải áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập (mẫu số 02-2/DS-TL ban hành kèm theo quy trình này).
- Trường hợp sau thời hạn yêu cầu cung cấp thông tin, nếu cá nhân thuộc đối tượng bị cưỡng chế nợ thuế, tổ chức chi trả không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ thì công chức thực hiện biện pháp cưỡng chế khác phù hợp.
Quyết định cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được gửi cho ai?
Căn cứ điểm 2.4 tiểu mục 2 Mục II Phần B Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 có nội dung về việc gửi và công khai quyết định cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập như sau:
- Quyết định cưỡng chế được gửi cho cá nhân bị cưỡng chế; cơ quan, tổ chức chi trả tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế; các cơ quan, tổ chức có liên quan ngay trong ngày ban hành quyết định cưỡng chế.
Hình thức gửi thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 32 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
- Cơ quan thuế có trách nhiệm đăng tải thông tin về NNT bị cưỡng chế lên trang thông tin điện tử ngành thuế như sau:
+ Trường hợp thực hiện ký điện tử QĐCC thì hệ thống ứng dụng quản lý thuế tự động công khai các thông tin theo mẫu số 01/CKCC ban hành kèm theo quy trình này.
+ Trường hợp không thực hiện ký điện tử QĐCC, công chức thực hiện nhập thông tin trên QĐCC vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế để công khai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?