Việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân được tổ chức thực hiện như thế nào từ 2030 – 2045?
- Quan điểm Chính phủ thể hiện thế nào về Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2030 - 2045?
- Những mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân mà Chính phủ chủ trương hướng đến trong giai đoạn 2030-2045 là gì?
- Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân lấy kinh phí từ những nguồn nào?
Quan điểm Chính phủ thể hiện thế nào về Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2030 - 2045?
Căn cứ tại tiểu mục I Điều 1 Quyết định 89/QĐ-TTg 2024 thì quan điểm của Chính phủ về việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân từ 2030-2045 được thể hiện như sau:
- Hệ thống y tế được đổi mới, phát triển bảo đảm công bằng, hiệu quả, chất lượng, có tính giải trình, bền vững và khả năng chống chịu, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân;
- Chăm sóc sức khỏe dựa trên nhu cầu và lấy người dân làm trung tâm; bảo đảm mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế, dược phẩm và thiết bị y tế có chất lượng với chi phí hợp lý;
- Thực hiện phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa ngay tại cơ sở, bảo đảm an ninh y tế, ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp và đại dịch.
Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, ưu tiên đầu tư ngân sách và huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm các dịch vụ y tế cơ bản;
- Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số;
- Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó ngành Y tế là nòng cốt; khuyến khích, thúc đẩy và phát huy vai trò của khu vực ngoài công lập.
Như vậy, Chính phủ thể hiện rõ quan điểm về việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân phải được tổ chức thực hiện từ việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế, dược phẩm và thiết bị y tế có chất lượng với chi phí hợp lý; bảo đảm an ninh y tế, ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp và đại dịch; Chú trọng công tác dân số; đến việc khuyến khích, thúc đẩy và phát huy trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của mỗi người dân, khu vực ngoài công lập và cả ngành Y tế cũng được chú trọng thực hiện.
Quan điểm Chính phủ thể hiện thế nào về Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2030 - 2045?
Những mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân mà Chính phủ chủ trương hướng đến trong giai đoạn 2030-2045 là gì?
Ngoài việc quy định mục tiêu chung trong Chiến lược là hướng đến mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính phủ còn đặt ra những mục tiêu cụ thể để thực hiện Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tiểu mục II Quyết định 89/QĐ-TTg 2024 như sau:
- Công tác phòng, chống dịch bệnh được tăng cường, đặc biệt là dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện; bảo đảm an ninh y tế, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, các tình huống khẩn cấp về y tế công cộng.
Từng bước kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, nâng cao năng lực quản lý môi trường y tế, các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích và nâng cao sức khỏe người dân;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế từ trung ương đến cơ sở để đáp ứng với sự thay đổi mô hình bệnh tật, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu vững mạnh.
Thu hẹp khoảng cách về bệnh tật, tử vong giữa các vùng, miền, các nhóm dân tộc. Phát triển y tế ngoài công lập, tăng cường phối hợp công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế;
- Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng.
Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.
Chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi và các đối tượng ưu tiên;
- Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đặc biệt nhân lực cho y tế cơ sở, khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, biển đảo.
Tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sĩ và điều dưỡng; bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế;
- Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh tật, nghiên cứu và phát triển dược, thiết bị y tế được chú trọng.
Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, phát huy vai trò công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và hoạt động chuyên môn y tế;
- Bảo đảm việc tiếp cận và tính sẵn có của thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế có chất lượng với giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; ưu tiên phát triển công nghiệp dược, dược liệu và thiết bị y tế trong nước.
Việc kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ, sản xuất kinh doanh theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc thực phẩm;
- Tăng tỷ trọng chi tiêu công cho y tế, nâng cao hiệu quả trong phân bổ và sử dụng ngân sách và các nguồn lực cho y tế, đạt mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.
Ưu tiên ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, biển đảo, bãi ngang ven biển, các khu vực khó khăn;
- Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, chính sách y tế tiếp tục được đổi mới, bảo đảm chất lượng, đầy đủ, đồng bộ.
Năng lực quản trị hệ thống y tế được nâng cao theo hướng hiệu lực, hiệu quả, minh bạch, hiện đại, hội nhập.
Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân lấy kinh phí từ những nguồn nào?
Theo tiểu mục IV Quyết định 89/QĐ-TTg 2024 thì kinh phí thực hiện Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân từ những nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước;
- Bảo hiểm y tế;
- Đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, người dân;
- Viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Như vậy, nguồn kinh phí để thực hiện Chiến lược được lấy từ các khoản mà người dân, người sử dụng lao động, người lao động và ngân sách nhà nước cùng đóng góp, chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?