Việc ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát được quy định cần tuân thủ ấn định thời hạn ra sao?
- Việc ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo cần tuân thủ ấn định thời hạn ra sao?
- Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định như thế nào?
- Có mấy bước trong thực hiện việc kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp?
Viện trưởng VKSND tối cao vừa ký ban hành Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 về Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Việc ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo cần tuân thủ ấn định thời hạn ra sao?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 17 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định việc ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát được quy định như sau:
- Trường hợp qua nghiên cứu đơn, văn bản giải quyết khiếu nại, văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các nguồn thông tin khác và hồ sơ, tài liệu liên quan, nếu có đủ căn cứ xác định vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì có thể ban hành kiến nghị ngay mà không cần thiết phải áp dụng các biện pháp kiểm sát.
- Sau khi kết thúc các biện pháp kiểm sát quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này và có căn cứ xác định vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì ban hành kiến nghị.
+ Đối với trường hợp áp dụng biện pháp kiểm sát Quy định tại điểm b, c khoản 1 điều này thi trước khi ban hành kiến nghị phải có kết luận.
- Việc áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát phải ban hành quyết định;
+ Kết thúc biện pháp trực tiếp kiểm sát phải ban hành kết luận về kết quả kiểm sát;
+ Nếu có căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì tùy theo mức độ vi phạm tiếp tục ban hành kiến nghị hoặc kháng nghị.
- Trường hợp Viện kiểm sát ban hành yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhưng cơ quan được kiểm sát không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị
+ Trừ trường hợp có lý do khách quan và đã được cơ quan được kiểm sát thông báo bằng văn bản, thì Viện kiểm sát ban hành kiến nghị gửi cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan được kiểm sát để có biện pháp quản lý, đôn đốc việc thực hiện, nếu xét thấy cần thiết.
- Khi ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát, phải căn cứ vào quy định của pháp luật tương ứng với từng lĩnh vực để ấn định cụ thể thời hạn mà các cơ quan được kiểm sát phải trả lời hoặc thực hiện;
++ Trường hợp pháp luật tương ứng trong từng lĩnh vực không có quy định cụ thể về thời hạn, thì thực hiện như sau:
+ Khi ban hành văn bản áp dụng biện pháp kiểm sát quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thì ấn định thời hạn là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản;
++ Trường hợp có lý do khách quan cần kéo dài thời hạn và cơ quan được kiểm sát phải thông báo rõ lý do bằng văn bản, thì thời hạn là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản.
+ Khi ban hành văn bản áp dụng biện pháp kiểm sát quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, thì ấn định thời hạn là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản;
++ Trường hợp có lý do khách quan cần kéo dài thời hạn và cơ quan được kiểm sát phải thông báo rõ lý do bằng văn bản, thì thời hạn là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản.
+ Khi ban hành văn bản kết luận, kiến nghị, kháng nghị quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này, thì ấn định thời hạn là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản;
++ Trường hợp có lý do khách quan cần kéo dài thời hạn và cơ quan được kiểm sát phải thông báo rõ lý do bằng văn bản, thì thời hạn là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản.
- Việc ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và hoạt động kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị phải theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Việc ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát được quy định cần tuân thủ ấn định thời hạn ra sao? (Hình internet)
Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 17 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định việc kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị như sau:
- Các kiến nghị, kháng nghị đã ban hành đều phải được tiến hành kiểm tra việc thực hiện, trừ trường hợp kiến nghị được ban hành theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 17 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023.
- Việc kiểm tra phải xây dựng kế hoạch và ban hành quyết định; kết thúc kiểm tra phải có kết luận.
Có mấy bước trong thực hiện việc kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp?
Căn cứ Điều 18 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định các bước cụ thể trong thực hiện việc kiểm sát
- Bước 1: Nghiên cứu đơn hoặc văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các nguồn thông tin khác và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp;
+ Nếu cần thiết, có thể làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người tố cáo, người bị tố cáo, người có liên quan để xác minh những vấn đề cần làm rõ hoặc thu thập những thông tin, tài liệu, chứng cứ cần thiết khác.
- Bước 2: Đối chiếu với các quy định tương ứng của pháp luật để xác định dấu hiệu vi phạm hoặc kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (về thẩm quyền, thủ tục, thời hạn và nội dung giải quyết).
- Bước 3: Áp dụng các biện pháp kiểm sát phù hợp và ban hành kết luận, kiến nghị, kháng nghị theo quy định tại Điều 17 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023.
+ Trong quá trình áp dụng các biện pháp kiểm sát, nếu thấy cần thiết thì tiếp tục thực hiện các bước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
- Bước 4: Việc tiến hành kiểm sát và kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị đều phải được lập thành hồ sơ.
+ Hồ sơ phải có đầy đủ các văn bản kiểm sát hoặc kiểm tra đã ban hành theo quy định và các tài liệu liên quan khác.
+ Hồ sơ phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có 4 bước cụ thể trong thực hiện việc kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện theo quy trình trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?