Vì sao giáo viên bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?

Cho tôi hỏi: Vì sao giáo viên bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27? - Câu hỏi của chú T.P (Kiên Giang).

Vì sao giáo viên bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?

Căn cứ theo nội dung cải cách phụ cấp tại điểm d khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ không còn phụ cấp thâm niên nghề.

Do đó, đối với giáo viên, khi cải cách tiền lương được thực hiện sẽ bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề. Riêng quân đội, công an, cơ yếu vẫn được giữ lại khoản phụ cấp này để bảo đảm tương quan tiền lương quân đội, công an, cơ yếu với cán bộ, công chức.

Theo đó, đối chiếu với quan điểm của Ban chấp hành Trung ương về tình hình tiền lương hiện nay tại Mục I Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:

TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
...
2. Bên cạnh kết quả đạt được, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ. Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
3. Những hạn chế, bất cập nêu trên có nguyên nhân khách quan từ nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích luỹ còn ít, nguồn lực nhà nước còn hạn chế... nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương còn chậm, chưa có nghiên cứu căn bản và toàn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Số đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước còn quá lớn. Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự là cơ sở để xác định biên chế, tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và trả lương. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và vai trò của tổ chức công đoàn trong các thoả ước lao động tập thể còn hạn chế. Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiền lương chưa tốt, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một số chính sách còn chưa tạo được đồng thuận cao.

Như vậy, dựa vào nội dung nêu trên thì việc có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ có thể là một trong những nguyên nhân cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề giáo viên cùng nhiều khoản phụ cấp khác khi thực hiện cải cách tiền lương.

Vì sao giáo viên bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?

Vì sao giáo viên bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27? (Hình từ Internet)

Những khoản phụ cấp nào sẽ bị cắt bỏ khi cải cách tiền lương?

Căn cứ điểm d khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:

Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
...
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).

Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương, các khoản phụ cấp bị cắt bỏ bao gồm:

- Phụ cấp thâm niên nghề;

- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo;

- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ;

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Trong đó, riêng quân đội, công an, cơ yếu thì sẽ không bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề.

Lương giáo viên có tăng sau cải cách tiền lương?

Căn cứ theo Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, về cơ bản, việc cải cách tiền lương sẽ không làm giảm lương. Cụ thể, lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong khu vực công sau cải cách sẽ đảm bảo không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Đối với người lao động trong doanh nghiệp, mức lương sẽ do từng doanh nghiệp tự quyết định, tuy nhiên cũng đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Đồng thời, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ cho biết, từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.

Theo đó, đối với giáo viên là viên chức, dự kiến từ năm 2025, lương giáo viên sẽ được tăng bình quân 7% mỗi năm, cho đến khi mức lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.

Cải cách tiền lương TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG
Lương giáo viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có cải cách tiền lương năm 2025 xây dựng 5 bảng lương mới và 9 khoản phụ cấp với CBCCVC và LLVT không?
Pháp luật
2 mốc thời gian về tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang cần biết và nắm rõ?
Pháp luật
Thông báo 414/2024 VPCP về cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và LLVT trong thời gian tới thế nào?
Pháp luật
Đợt tăng lương tiếp theo cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ diễn ra vào thời điểm nào?
Pháp luật
Công văn 6605 hướng dẫn về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?
Pháp luật
5 bảng lương theo vị trí việc làm 2024 khi cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức?
Pháp luật
Tổng hợp 02 mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương thực hiện tiết kiệm theo Nghị định 62?
Pháp luật
Mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương tiết kiệm do thay đổi mức tự chủ tài chính theo Nghị quyết 19?
Pháp luật
Bảng lương giáo viên không còn tính lương theo lương cơ sở nhân hệ số lương từ sau năm 2026 đúng không?
Pháp luật
Mẫu báo cáo nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương mới nhất? Tải file word mẫu báo cáo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cải cách tiền lương
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
3,931 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cải cách tiền lương Lương giáo viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cải cách tiền lương Xem toàn bộ văn bản về Lương giáo viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào