Tuyên truyền về tiềm năng và vị thế của vùng trung du và miền núi Bắc bộ khi thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội như thế nào?

"Theo những đánh giá gần đây thì vùng trung du và miền núi Bắc bộ có vị trí và tiềm năng để phát triển kinh tế trong tương lại. Vậy việc tuyên truyền những tiềm năng của vùng này để phát triển kinh tế được thực hiện thế nào?" Câu hỏi của anh Minh Tâm đến từ Lào Cai.

Tuyên truyền về tiềm năng, vị thế của vùng trung du và miền núi Bắc bộ để tạo sự bứt phá trong giai đoạn thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030?

Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 96/NQ-CP năm 2022 đã đặt ra những nhiệm vụ về công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện chương trình phát triển kịnh tế xã hội vùng trung du và miền núi Bắc bộ như sau:

- Khẩn trương triển khai công tác nghiên cứu, quán triệt nội dung Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình, Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết để tạo sự thống nhất trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

- Đổi mới tư duy phát triển và đẩy mạnh quyết tâm của các cấp, các ngành về nhiệm vụ xây dựng và phát triển vùng, nhất là về liên kết vùng, về quan hệ đối ngoại, về cơ chế chính sách đặc thù, về phân bổ nguồn lực, về nguồn nhân lực nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, giải quyết các vấn đề trọng điểm quốc gia tại vùng, các vấn đề liên ngành, liên vùng.

- Chủ động phối hợp tốt với các cơ quan thông tấn, báo chí để tuyên truyền, phổ biến thông tin về Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng nhiều hình thức, phương thức truyền thông đa dạng, tạo nhận thức sâu sắc về cơ hội, thách thức, cũng như yếu tố tiềm năng, vị thế của vùng để tiếp tục tạo sự bứt phá của vùng trung du và miền núi phía Bắc trong giai đoạn tiếp theo.

Tuyên truyền về tiềm năng và vị thế của vùng trung du và miền núi Bắc bộ khi thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội như thế nào?

Tuyên truyền về tiềm năng và vị thế của vùng trung du và miền núi Bắc bộ khi thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội như thế nào? (Hình từ internet)

Hoàn thành các tuyến đường cao tốc tại vùng trung du và miền núi Bắc bộ trong năm 2030?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 96/NQ-CP năm 2022 đã đặt ra nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế phát triển và liên kết vùng trong chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng trung du và miền núi Bắc bộ như sau:

- Hoàn thành lập và phê duyệt quy hoạch phát triển vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch các địa phương trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và bền vững.

- Thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc. Rà soát, sớm điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hiện hành để đáp ứng tốt hơn các điều kiện đặc thù trong phát triển vùng.

- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng số, trung tâm sản xuất điện, điện tử, công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại và thông minh, gắn với phát triển các hành lang kinh tế. Thí điểm xây dựng một số khu kinh tế qua biên giới.

- Đến năm 2030, hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc, tiền cao tốc; tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường bộ nối các địa phương với đường cao tốc, các đường vành đai biên giới, các tuyến đường quốc lộ quan trọng kết nối các địa phương trong vùng, cụ thể:

Giai đoạn 2021 - 2025:

+ Về đường bộ, hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc, tiền cao tốc, gồm: Hữu Nghị - Chi Lăng, Tuyên Quang - Phú Thọ, Chợ Mới - Bắc Kạn, Tuyên Quang - Hà Giang và tuyến nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; tập trung đầu tư nâng cấp một số đoạn ưu tiên trên các đường vành đai 1 (Quốc lộ 4), vành đai 2 (Quốc lộ 279) và vành đai 3 (Quốc lộ 37) và một số tuyến như Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 3B, Quốc lộ 6, Quốc lộ 12, Quốc lộ 15, Quốc lộ 31, Quốc lộ 32C...

+ Về hàng không, đầu tư cảng hàng không Sa Pa theo hình thức đối tác công tư (PPP); đầu tư nâng cấp cảng hàng không Điện Biên.

+ Về đường sắt, cải tạo, nâng cấp các ga hàng hoá để khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có; đầu tư kết nối tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

+ Về đường thủy, đầu tư nâng cấp tĩnh không cầu Đuống, nạo vét luồng lạch tại các điểm nghẽn hạ tầng trên sông Hồng để kết nối thuận lợi về Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; thu hút đầu tư ngoài ngân sách vào các cảng cạn tại Lào Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn, Cao Bằng; nâng cao hiệu quả khai thác vận tải thủy trên các lòng hồ thủy điện trong vùng.

Giai đoạn 2026 - 2030

+ Về đường bộ, hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc, tiền cao tốc, gồm: Đồng Đăng - Trà Lĩnh; Hoà Bình - Mộc Châu - Sơn La, Đoan Hùng - Chợ Bến; vành đai 5 qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang; tuyến nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; mở rộng theo quy hoạch một số tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư (Yên Bái - Lào Cai, Hòa Lạc - Hòa Bình...).

+ Về hàng không, nghiên cứu, kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc các hình thức đầu tư khác đối với các cảng hàng không trong vùng như: Nà Sản, Lai Châu với phương châm đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Về đường sắt, đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng.

+ Về đường thủy nội địa, đầu tư nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai; tiếp tục nâng cao hiệu quả khai thác vận tải thủy trên các lòng hồ thủy điện trong vùng.

Phát triển ngành công nghiệp vùng trung du và miền núi Bắc bộ theo hưởng ứng dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường?

Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 96/NQ-CP năm 2022 đã đưa ra những nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng của vùng trung du và miền núi Bắc bộ như sau:

- Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đẩy mạnh chuyển đổi số.

- Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, gắn kết, hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với khu vực công nghiệp và doanh nghiệp, phát huy vai trò hệ thống các điểm không gian khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của vùng.

- Phát triển công nghiệp vùng theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng. Phát triển nông nghiệp vùng theo hướng nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, xanh, sạch, đặc sản; hình thành các vùng chuyên canh với quy mô thích hợp.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.

- Cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, thu hút đầu tư tư nhân và chọn lọc các dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của vùng.

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảo đảm an ninh quốc phòng khi thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng trung du và miền núi Bắc bộ bằng những nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Tuyên truyền về tiềm năng và vị thế của vùng trung du và miền núi Bắc bộ khi thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
1,343 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào