Từ ngày 20/11/2023, Cục Bổ trợ tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong việc quản lý tập sự hành nghề công chứng?
Từ ngày 20/11/2023, Cục Bổ trợ tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong việc quản lý tập sự hành nghề công chứng?
Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Bổ trợ tư pháp và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp cụ thể như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Bổ trợ tư pháp và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp
1. Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc liên quan đến việc thực hiện Thông tư này;
b) Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp xây dựng ngân hàng câu hỏi và đáp án kiểm tra trắc nghiệm và các công việc khác để tổ chức các kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
c) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Công chứng, Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Thanh tra Bộ, Học viện Tư pháp, Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình liên quan đến việc tập sự hành nghề công chứng và phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, từ ngày 20/11/2023, Cục Bổ trợ tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây trong việc quản lý tập sự hành nghề công chứng:
- Hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc liên quan đến việc thực hiện.
- Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp xây dựng ngân hàng câu hỏi và đáp án kiểm tra trắc nghiệm và các công việc khác để tổ chức các kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tập sự hành nghề công chứng.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác có liên quan.
Từ ngày 20/11/2023, Cục Bổ trợ tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong việc quản lý tập sự hành nghề công chứng? (Hình từ Internet)
Cục Bổ trợ tư pháp do cơ quan nào quản lý? Chức năng của Cục Bổ trợ tư pháp được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 759/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
Chức năng
1. Cục Bổ trợ tư pháp là đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về lĩnh vực bổ trợ tư pháp, bao gồm: luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, quản tài viên, thừa phát lại, hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
...
Theo quy định nêu trên thì Cục Bổ trợ tư pháp là đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp.
Cũng theo quy định này, Cục Bổ trợ tư pháp có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về lĩnh vực bổ trợ tư pháp, bao gồm:
- Luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, quản tài viên, thừa phát lại, hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Cơ cấu tổ chức, biên chế Cục Bổ trợ tư pháp được quy định như thế nào?
Tại Điều 3 Quyết định 759/QĐ-BTP năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế Cục Bổ trợ tư pháp như sau:
* Cơ cấu tổ chức của Cục gồm:
- Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
* Các tổ chức trực thuộc Cục:
- Văn phòng Cục;
- Phòng Quản lý luật sư, tư vấn pháp luật;
- Phòng Quản lý công chứng, thừa phát lại;
- Phòng Quản lý đấu giá tài sản, trọng tài, hòa giải thương mại;
- Phòng Thanh tra bổ trợ tư pháp và quản lý giám định tư pháp;
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
- Biên chế hành chính của Cục thuộc biên chế hành chính của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Thông tư 08/2023/TT-BTP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/11/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?