Từ ngày 01/7/2023, Chánh Thanh tra tỉnh có thẩm quyền xử phạt đến 250.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính trong hoạt động thanh tra?
Vi phạm hành chính là gì? Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, khái niệm vi phạm hành chính được định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
...
1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, những tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.
Cụ thể:
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt hành chính dựa trên 06 nguyên tắc nêu trên.
Từ ngày 01/7/2023, Chánh Thanh tra tỉnh có thẩm quyền xử phạt đến 250.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính trong hoạt động thanh tra? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thanh tra được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Chương II Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, những cá nhân, tổ chức sau có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
- Công an nhân dân;
- Bộ đội biên phòng;
- Cảnh sát biển;
- Hải quan;
- Kiểm lâm;
- Cơ quan Thuế;
- Quản lý thị trường;
- Thanh tra;
- Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa;
- Toà án nhân dân;
- Cơ quan thi hành án dân sự;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Như vậy, những cá nhân, tổ chức nêu trên sẽ có thẩm quyền để thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi vi phạm hành chính.
Chánh Thanh tra tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đến 250.000.000 đồng?
Ngày 14/11/2022, Quốc hội ban hành Luật Thanh tra 2022 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra. Trong đó, có sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến thanh tra.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 116 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến thanh tra
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 46 của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14 như sau:
a) Bổ sung cụm từ “Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục khác thuộc Bộ và tương đương;” vào sau cụm từ “Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;” tại đoạn mở đầu khoản 2;
b) Bổ sung cụm từ “Chánh Thanh tra cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh,” vào trước cụm từ “Cục trưởng Cục Thống kê,” tại đoạn mở đầu khoản 3.
Theo đó, Chánh Thanh tra tỉnh được bổ sung là một trong những chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.
Cụ thể như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
...
3. Cục trưởng Cục Thống kê, Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Như vậy, theo quy định tại Luật Thanh tra 2022, Chánh Thanh tra tỉnh sẽ có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính tối đa 250.000.000.
Luật Thanh tra 2022 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?