Từ ngày 01/11/2022, thay đổi điều kiện của xe tập lái theo Nghị định 70/2022/NĐ-CP? Thủ tục cấp giấy phép xe tập lái mới nhất?
Từ ngày 01/11/2022, thay đổi điều kiện của xe tập lái theo Nghị định 70/2022/NĐ-CP?
Cụ thể, khoản 2 Điều 2 Nghị định 70/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 65/2016/NĐ-CP về xe tập lái tại các sơ sở đào tạo lái xe như sau:
- Bổ sung quy định phải có xe tập lái các hạng thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe;
- Được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái;
- Trường hợp cơ sở đào tạo có dịch vụ sát hạch lái xe, căn cứ thời gian sử dụng xe sát hạch vào mục đích sát hạch, được phép sử dụng xe sát hạch để vừa sát hạch lái xe, vừa đào tạo lái xe nhưng số lượng xe sát hạch dùng để tính lưu lượng đào tạo không được quá 50% số xe sát hạch sử dụng để dạy lái.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 70/2022/NĐ-CP bãi bỏ các quy định:
- Xe tập lái phải thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe.
- Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng B1, B2, C, D, E;
- Xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng B1, B2 có số tự động được sử dụng xe hợp đồng.
Nghị định 70/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2022.
Từ ngày 01/11/2022, thay đổi điều kiện của xe tập lái theo Nghị định 70/2022/NĐ-CP? Thủ tục cấp giấy phép xe tập lái mới nhất? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp giấy phép xe tập lái được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (một số cụm từ được thay thế bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 70/2022/NĐ-CP) như sau:
* Hồ sơ bao gồm:
- Danh sách xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Nghị định này;
- Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
* Trình tự thực hiện
- Tổ chức gửi danh sách quy định tại điểm a khoản 1 Điều này kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này;
- Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra cấp giấy phép xe tập lái cho tổ chức đề nghị cấp phép tại thời điểm kiểm tra cấp giấy phép đào tạo lái xe;
- Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo, Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép xe tập lái. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Trường hợp cấp lại giấy phép xe tập lái hoặc bổ sung xe tập lái: Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ bao gồm các thành phần nêu tại khoản 1 Điều này, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này.
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra, cấp giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (điểm c khoản 1 Điều này bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 138/2018/NĐ-CP; một số cụm từ bị thay thế bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 70/2022/NĐ-CP), thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô như sau:
* Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục X kèm theo Nghị định này;
- Quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
* Trình tự thực hiện
- Sau khi hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư phương tiện, trang thiết bị dạy lái xe theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe ô tô; tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định này;
- Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định này và cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đủ điều kiện. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?