Từ ngày 01/07/2024, 5 bảng lương mới khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 được xây dựng trên cơ cấu tiền lương nào? Thay đổi như thế nào so với cơ cấu tiền lương hiện tại?
- Từ ngày 01/07/2024, 5 bảng lương mới khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 được xây dựng trên cơ cấu tiền lương nào? Thay đổi như thế nào so với cơ cấu tiền lương hiện tại?
- Từ ngày 01/07/2024 9 loại phụ cấp nào được áp dụng theo chế độ tiền lương mới?
- Lộ trình cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 được thực hiện như thế nào?
Từ ngày 01/07/2024, 5 bảng lương mới khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 được xây dựng trên cơ cấu tiền lương nào? Thay đổi như thế nào so với cơ cấu tiền lương hiện tại?
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có nội dung liên quan đến cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, việc cải cách tiền lương được thực hiện từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Tại điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
...
Như vậy, chính thức từ 01/7/2024 theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ hệ số lương và xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về cơ cấu tiền lương hiện hành của khu vực công (chưa bao gồm phụ cấp) như sau:
Lương cán bộ, công chức, viên chức, LLVT=Mức lương cơ sở*hệ số lương |
Theo đó, từ ngày 01/07/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ có thay đổi như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Tiền lương mới từ ngày 01/07/2024 sẽ được tính dựa trên cơ cấu tiền lương như sau:
Lương cán bộ, công chức, viên chức,LLVT = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Tiền thưởng (nếu có) |
Trong đó:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương)
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương)
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Theo đó, tiền lương mới của khu vực công sau cải cách tiền lương sẽ được thực hiện theo cơ cấu tiền lương nêu trên
Còn về 5 bảng lương mới khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 thì sẽ là những bảng lương quy định mức lương cụ thể bao gồm:
Bảng lương 01: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã Bảng lương 02: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo Bảng lương 03: Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm) Bảng lương 04: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an Bảng lương 05: Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay). |
Theo đó, đối với tiền lương khu vực công hiện tại thì sẽ được tính dựa trên lương cơ sở, hệ số lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp nếu có. Còn đối với 5 bảng lương mới khi cải cách tiền lương thì sẽ thực hiện theo số tiền cụ thể. Đối với những đối tượng có hưởng thêm phụ cấp, tiền thưởng thì sẽ cộng thêm phụ cấp, tiền thưởng với tiền lương cụ thể trong bản lương (lương cơ bản theo bảng lương mới). Đây là điểm khác biệt về tiền lương của khu vực công khi cải cách tiền lương.
Xem thêm: 5 Bảng lương mới từ ngày 01/07/2024 thay thế 6 bảng lương hiện hành tại Nghị định 204?
>>Tổng hợp bảng lương, phụ cấp, thưởng khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang?
Từ ngày 01/07/2024, 5 bảng lương mới khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 được xây dựng trên cơ cấu tiền lương nào?
Từ ngày 01/07/2024 9 loại phụ cấp nào được áp dụng theo chế độ tiền lương mới?
Từ ngày 1/7/2024 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới sẽ được chính thức áp dụng bao gồm:
- Phụ cấp kiêm nhiệm;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp theo nghề;
- Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn;
- Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính;
- Phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.
Theo đó, phụ cấp theo chế độ tiền lương mới sẽ bao gồm 9 loại phụ cấp như trên dành cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Lộ trình cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 được thực hiện như thế nào?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đề ra mục tiêu cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:
* Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
* Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?