Từ ngày 01/01/2023: Được dùng thẻ căn cước công dân để cung cấp thông tin khi nhận kết quả cấp lại, đổi thẻ BHYT?
- Yêu cầu cấp lại thẻ BHYT thì cần những giấy tờ nào? Khi nào sẽ đi nhận kết quả cấp lại thẻ BHYT?
- Người dân sẽ được dùng thẻ căn cước công dân để cung cấp thông tin khi đến bệnh viên nhận trả kết quả cấp lại, đổi thẻ BHYT?
- Trong thời gian chờ cấp lại, đổi thẻ BHYT, người tham gia BHYT có được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế không?
Yêu cầu cấp lại thẻ BHYT thì cần những giấy tờ nào? Khi nào sẽ đi nhận kết quả cấp lại thẻ BHYT?
Căn cứ nội dung được quy định tại khoản 4 Điều 27 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hồ sơ yêu cầu cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
Về thời gian nhận kết quả, Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:
Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
4. Người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp lỗi do tổ chức bảo hiểm y tế hoặc cơ quan lập danh sách thì người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế không phải nộp phí.
Như vậy, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tổ chức bảo hiểm y tế nhận được hồ sơ yêu cầu cấp lại thẻ BHYT, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được nhận kết quả cấp lại thẻ BHYT.
Từ ngày 01/01/2023: Được dùng thẻ căn cước công dân để cung cấp thông tin khi nhận kết quả cấp lại, đổi thẻ BHYT? (Hình từ Internet)
Người dân sẽ được dùng thẻ căn cước công dân để cung cấp thông tin khi đến bệnh viên nhận trả kết quả cấp lại, đổi thẻ BHYT?
Căn cứ theo nội dung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Trong đó, tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP có đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung nội dung hướng dẫn Mẫu số 4 ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP về tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp, cấp lại và đổi thẻ bảo hiểm y tế.
Cụ thể như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều và biểu mẫu của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
...
4. Sửa đổi, bổ sung nội dung tại mục 4, phần hướng dẫn của Mẫu số 4 ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế như sau:
“4. Cá nhân đăng ký nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội, khi đến nhận kết quả là tiền giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, viên chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hướng dẫn cá nhân như sau:
a) Người hưởng chế độ trực tiếp nhận: Cung cấp giấy hẹn và thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân.
b) Người khác nhận thay:
Nếu là thân nhân của người hưởng chế độ: Cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và một trong các giấy tờ chứng minh là thân nhân của người hưởng bảo hiểm y tế sau: bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nếu là người giám hộ: Cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, giấy tờ chứng minh là giám hộ đương nhiên của người hưởng bảo hiểm y tế (bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư). Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên theo quy định của pháp luật thì cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, quyết định công nhận việc giám hộ của cấp có thẩm quyền.
Nếu không phải là thân nhân hoặc người giám hộ nêu trên, cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.”.
Như vậy, theo quy định trên thì người tham gia BHYT khi đi nhận kết quả cấp lại, đổi thẻ BHYT hoặc người đi nhận thay có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân khi cung cấp các giấy tờ cá nhân.
Trong thời gian chờ cấp lại, đổi thẻ BHYT, người tham gia BHYT có được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
...
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
Như vậy, trong thời gian chờ cấp lại, đổi thẻ BHYT, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi BHYT khi đi khám, chữa bệnh.
Trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT trong thời gian chờ cấp lại, đổi thể BHYT được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
Như vậy, trong thời gian chờ cấp lại, đổi thẻ BHYT, người tham gia BHYT sẽ thực hiện thủ tục khám chữa bệnh như trên.
Nghị định 104/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?